Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp

Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp
Theo đánh giá của World Bank tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.

Suy giảm kỹ năng do tác động bởi đại dịch Covid-19

Theo của Tổng cục thống kê (2022), tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn là chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số theo đánh giá của World Bank (2019).

Thực hiện nghiên cứu về "Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế, phục vụ CNH, HĐH đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045", nhóm nghiên cứu Kinh tế, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng, phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam gặp nhiều hạn chế. Theo đó, hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam (chiếm đến hơn 50% số lượng người tham gia nghiên cứu chuyên sâu) không có nhiều sự cải thiện trong xuyên suốt một giai đoạn dài (2013-2016). Trong khi, hệ thống đại học/cao đẳng chưa nhận được các khuyến khích phù hợp để phát triển trong dài hạn.

Cụ thể, Việt Nam thuộc "nhóm nước non trẻ", xếp hạng thứ 48/100 quốc gia theo mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai (4.0), và đáng quan ngại hơn là chất lượng nguồn nhân lực còn khá thấp, xếp ở thứ hạng 70/100 nước được khảo sát (Batchkova, Popov, & Belev, 2018).

Lực lượng lao động của Việt Nam tính đến quý I, năm 2021, ước tính 51 triệu người so với 55,77 triệu người trước đại dịch Covid-19 năm 2019.

Tốc độ suy giảm số lượng lao động hằng quý là 2,2% trong xuyên suốt giai đoạn 2019 đến Quý I 2021. Trong đó, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chỉ thị giãn cách toàn vào Quý II 2020 đã tác động nặng nề đến thị trường lao động Việt Nam; Cụ thể, số lượng người tham gia lực lượng lao động đã giảm xuống 48,1 triệu người với tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh điểm là 2,98%.

Theo ông Trần Quang Tuyến, thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng, điều này đã tạo ra sự gián đoạn nghiêm trọng không chỉ đến chuỗi cung ứng toàn cầu mà kỹ năng của nguồn lực lao động Việt Nam. Người lao động bị suy giảm năng suất trong xuyên suốt giai đoạn cách ly, hoặc buộc chuyển đổi công việc sang các ngành nghề không chính thức và không phù hợp với ngành nghề đào tạo trước đó.

Lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam từ quý I 2019 đến quý I 2021:

Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp - 1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  
Nguồn: (Tổng cục thống kê, 2022)

Theo nhóm nghiên cứu của Trường Quốc tế - ĐHQGHN, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam tương ứng năm 2019 và quý I 2021 là 76,8% và 68,7%.

Tỷ lệ việc làm ở thành thị và nông thôn duy trì ở mức 65-70%. Mặc dù nhu cầu lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, dẫu vậy, tỷ lệ lao động có bằng sơ cấp chưa đến 30% trong xuyên suốt 2016-2021.

Trình độ chuyên môn cao trong năm 2019 cũng chỉ đạt khoảng 22,6% tổng lực lượng lao động (Tổng cục thống kê, 2022), trong khi, số lượng lao động có thể đáp ứng được với các kỹ năng chuyển đổi số tại Việt Nam là dưới 10% (World Bank, 2019).

Bên cạnh đó, sự suy giảm kỹ năng do tác động bởi đại dịch Covid-19 cũng rất đáng kể khi tỷ lệ có việc làm kể từ quý II năm 2020 của khu vực dịch vụ suy giảm nhanh chóng, kéo theo sự mai một về kỹ năng và xu hướng chuyển dịch nghề không mong muốn (ví dụ: các giảng viên mầm non về quê làm nông).

Hơn nữa, tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức tại Việt Nam là tương đối đáng kể với hơn 55% xuyên suốt giai đoạn 2016-2021 (57,1% Quý I 2021) đã tạo ra những hệ lụy tới ổn định kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Lao động đơn giản vẫn chiếm hơn 30% cơ cấu kinh tế. Ngược lại chỉ có chưa đến 10% lao động ở vị trí lãnh đạo và có chuyên môn kỹ thuật cao (8,8% năm 2019).

Cơ cấu chuyển dịch lực lượng lao động, mặc dù theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với gần 50% lực lượng khu vực nông nghiệp (2010) xuống còn 34,5% (năm 2019), nhưng có cấu trúc kinh tế Việt Nam được đánh giá là không bền vững do sự chêch lệch về tiền lương và kỹ năng lao động không đảm bảo (Barker & Üngör, 2019).

Trình độ học vấn/kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam như sau:

Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp - 2
Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2022).

Lương người lao động nghề cao hơn người có trình độ cao đẳng

Một trong những rào cản khác tới nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong CM 4.0 chính là sự phân hóa tiền lương có thể không tương xứng với kỹ năng đào tạo.

Thực tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2022), lương bình quân/tháng của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (5,8 triệu đồng) đã bằng tới 82% lương của người có trình độ đào tạo cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (khoảng 7,1 triệu đồng) năm 2019.

Hơn nữa, lương của người lao động được đào tạo nghề (ví dụ: sửa xe máy), thậm chí, cao hơn người lao động học hết trình độ cao đẳng khoảng 8,5% về mặt trung bình. Điều này tạo ra hệ quả nghiêm trọng đến nguồn lực lao động chất lượng cao trong tương lai khi chúng tạo ra các khuyến khích gia tăng học nghề hoặc làm công việc không cần bằng cấp.

Một trong những điểm quan trọng khác chính là sự năng động của thị trường trong kết nối giữa cung và cầu thị trường lao động. Sự năng động này cho phép người lao động có thể phát triển phong phú các kỹ năng chuyên ngành mà vẫn kỳ vọng sẽ tìm kiếm được công việc phù hợp.

Ngược lại, các thị trường kém năng động sẽ làm giảm các khuyến khích phát triển kỹ năng cá nhân mà tập trung vào xu hướng tìm kiếm việc làm trên thị trường.

Chậm thích ứng thị trường của lao động trẻ

Nhiều doanh nghiệp và học giả kỳ vọng rằng sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn tư nhân nội địa và nước ngoài sẽ kéo theo sự phát triển của lực lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nội địa của Việt Nam. Tuy nhiên, lao động nội địa trong nước tỏ ra chậm thích ứng và hạn chế hơn trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể:

Thứ nhất, giới trẻ tài năng Việt Nam đang đổ xô vào ngành tài chính và công nghệ thông tin trong khi năng lực sản xuất công nghiệp còn hạn chế. Điều này được nhấn mạnh như thể sự phát triển một nền kinh tế thiếu xương sống là ngành sản xuất công nghiệp. Trong một nghiên cứu gần đây (của Tran & Vu (2020) cho thấy phần lớn lao động có bằng đại học của Việt Nam tập trung trong khối ngành kinh doanh/tài chính và sư phạm/giáo dục.

Hơn nữa, mức lương trung bình của lao động trong khối ngành công nghệ kỹ thuật không cao hơn các ngành khác là cản trở cho việc thu hút người học trong tương lai theo học các ngành công nghệ và kỹ thuật, từ đó sẽ dẫn tới thiếu hụt nhân lực cho công cuộc hiện đại và công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Thứ hai, lao động trẻ tại Việt Nam, theo phản ánh của nhóm nghiên cứu, ngại tham gia vào các hoạt động sản xuất, trong khi để phát triển được các ngành dịch vụ và xa hơn là phát triển kinh tế bền vững thì sản xuất vẫn phải chiếm vai trò trọng yếu.

Thứ ba, sự thiếu sót các kỹ năng khác như các kỹ năng giao tiếp hợp tác, kỹ năng phân tích dữ liệu, và các kỹ năng trong giai đoạn chuyển đổi số khác tạo ra sức "ỳ" trong phát triển năng động sáng tạo thích ứng với CM 4.0.

Nhu cầu lao động của doanh nghiệp trước cuộc CM 4.0?

Nhóm nghiên cứu Trường Quốc tế chỉ ra rằng, phát triển nguồn lực trước cuộc cách mạng 4.0 có nhiều điểm quan trọng cần lưu ý. Trong đó, cách mạng 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số với các dấu ấn nổi bật về cơ sở dữ liệu (như dữ liệu lớn, nhận diện dữ liệu qua hình ảnh/âm thanh,…), về kỹ thuật xử lý dữ liệu (như Internet vạn vật kết nối, điện toán đám mây) hay khả năng kết nối không giới hạn (như không gian mạng, metaverse,…).

Thực tế, khảo sát của nhóm tác giả trên gần 2628 doanh nghiệp cho thấy yếu tố quan trọng nhất trong thích ứng trước cuộc CM 4.0 không phải đến từ các kỹ năng công nghệ thông tin mới, khả năng phân tích dữ liệu hay áp dụng kiến thức chuyên số chuyên sâu mà là kỹ năng giao tiếp và hợp tác của người lao động (với 59% sự đồng thuận).

Các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản (45% đồng thuận) cũng chiếm vị trí quan trọng hơn với các kỹ năng về lập trình (28% đồng thuận) hay phân tích dữ liệu (chỉ 4% đồng thuận).

Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu trường Quốc tế các kỹ thuật áp dụng công nghệ cao chỉ xuất phát từ một nhóm nhỏ (là các tập đoàn lớn) trên thế giới trong khi phần lớn doanh nghiệp vẫn chỉ thực hiện ứng dụng số hóa thông thường như quản lý dữ liệu, trao đổi, giao tiếp trên nền tảng số.

Nhu cầu lao động của doanh nghiệp trước cuộc CM 4.0

Chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp - 3
Nguồn: Hecklau & cộng sự (2017). Ghi chú: 2628 doanh nghiệp khảo sát

Piwowar-Sulej (2020) bổ sung thêm rằng xây dựng được nguồn lực phục vụ cho cách mạng 4.0 không chỉ bao gồm các kỹ năng cá nhân phục vụ cho doanh nghiệp mà chúng đòi hỏi mỗi chuỗi kiến thức, có tính thứ bậc trước xã hội và cộng đồng.

Cấp độ thứ nhất liên quan đến các giá trị xã hội, theo đó, mỗi con người trong xã hội học có được các kiến thức khác nhau thông qua quan sát và thực hành thói quen, tục lệ, và tương tác mọi người xung quanh (hoặc gọi là "các khế ước xã hội").

Cách mạng 4.0, với sự chuyên môn hóa cao, đòi hỏi khắt khe hơn sự hợp tác, lắng nghe và bày tỏ mạch lạc và ngắn gọn ý kiến của các cá nhân/tổ chức.

Sự phát triển không gian mạng, hình thành lên các phương thức giao tiếp và hợp tác ở các mức độ khác nhau.

Cấp độ thứ hai liên quan đến khả năng xử lý và phân tích thông tin, khả năng đưa quyết định và khả năng giải quyết vấn đề, gọi chung là kỹ năng phương pháp do liên quan đến cách thức phản ứng trước thông tin.

Trong đó, kỹ năng phân tích dữ liệu mô tả khả năng có thể tổng hợp và phân tích thông tin dưới nhiều dạng thức khác nhau (như dạng chữ viết, hình ảnh hoặc các con số). Trong cuộc cách mạng 4.0, thông tin được mã hóa dưới nhiều dạng khác nhau và được tận dụng tối ưu dựa trên các thuật toán hoặc công cụ phân tích chuyên biệt.

Điều này hàm ý về sự cần thiết của kỹ năng phân tích và xử lý các loại thông tin từ cơ bản đến phức tạp. Tiếp đó là kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Piwowar-Sulej (2020) cho rằng sự phát triển chuyên sâu các kỹ năng trong cách mạng 4.0 làm nảy sinh ngày càng nhiều vấn đề có tính phức hợp và cần thiết ra quyết định nhanh chóng hơn. Do đó, người lao động trong thời đại số cũng phải thích ứng để giải quyết các vấn đề phức tạp và chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình.

Cấp độ thứ ba liên quan đến góc độ cá nhân, động cơ hành động, mà đại diện là khả năng sẵn sàng học hỏi của người lao động. Hecklau & cộng sự (2017) khẳng định rằng cách mạng 4.0 sẽ được đánh dấu bởi sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh kinh tế xã hội.

Các quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn đồng nghĩa sự sai lầm là không thể tránh khỏi. Do đó, người lao động cần có khả năng học hỏi từ những sai lầm quá khứ và liên tục hỏi để khắc phục các lỗi có thể xảy đến trong tương lai.

Khả năng sẵn sàng học hỏi sẽ cho phép doanh nghiệp thích ứng nhanh với các thách thức mới và đảm bảo nhu cầu phát triển trong dài hạn (Expósito & Sanchis-Llopis, 2019).

Cấp độ kiến thức thứ tư liên quan trực tiếp đến kỹ năng chuyển đổi số, bao gồm 4 kỹ năng: Tư duy số hệ thống; an toàn trong thời đại số;  khả năng nhận diện, thích ứng và phát triển sáng tạo trên nền tảng số, và  kỹ năng tổng hợp liên ngành.

Theo: Báo Dân trí

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.12026 sec| 694.016 kb