Dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN giai đoạn 2016- 2020: Khó khăn về nguồn kinh phí và đào tạo cán bộ nguồn

Dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016- 2020 được coi là một trong những bước đi đột phá, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Hiện tại đang có những thuận lợi là nhiêu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến về chất lượng và số lượng, hứa hẹn nguồn nhân lực đủ cả về kỹ năng chuyên môn và những kỹ năng mềm, đáp ứng tốt thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập của nền CMCN 4.0.Tuy nhiên, tại Hội nghị triển khai “Dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016- 2020” tổ chức tại Thái Nguyên cuối tháng 6 vừa qua, với sự tham dự của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đến từ các tỉnh, thành phố… đã nêu lên những vướng mắc về vấn đề kinh phí để thực hiện dự án ở cơ sở còn nhiều hạn chế; kinh phí thực hiện dự án tại các trường vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, nguồn vốn chủ lực từ các địa phương và các nguồn vốn tài trợ từ ODA, cùng các nguồn huy động khác. Vậy nên dẫn đến tình trạng một số trường xây dự án chương trình này chưa thực hiện đúng với mục tiêu, thậm chí vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Do vậy, trong quá trình thực hiện dự án trở nên khó khăn vì nguồn ngân sách ở địa phương còn nhỏ giọt.

Dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN giai đoạn 2016- 2020: Khó khăn về nguồn kinh phí và đào tạo cán bộ nguồnẢnh: Kinh phí của Dự án nhỏ giọt khiến các trường khó mở rộng, hiện đại hóa theo đúng yêu cầu

Phát biểu những băn khoăn tại hội nghị, đại biểu đến từ Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Hòa Bình cho biết: “Trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc, với nguồn kinh phí dự toán ước tính 183 tỷ, tuy chỉ được cấp 2 tỷ đồng mỗi năm, chương trình không đảm bảo mục tiêu  nội dung đề ra. Chúng tôi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, mở rộng trường của giai đoạn 1 bị dở dang. Kinh phí nhỏ giọt các năm không đảm bảo gây lãng phí. Việc thực dự án chương trình đào tạo nghề trọng điểm giai đoạn 2 cần được hướng dẫn thực hiện dự toán là bao nhiêu và thực hiện như thế nào để cho phù hợp, để không lãng phí”.Bà Minh Phương Hiệu trưởng, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh cũng bày tỏ: “Khó khăn là không được thụ hưởng một số chương trình đào tạo nâng cao cho cán bộ, giáo viên theo chương trình của Bộ Giáo dục, nên không được tham gia bất kỳ chương trình nào do Bộ Giáo dục tổ chức. Bước đột phá trong chương trình đổi mới này cần có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, chúng tôi mong muốn được tham gia vào chương trình này. Đồng thời, mong muốn phê duyệt đề án đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp trọng điểm để các trường sớm có điều kiện, đầu tư cho trường nghề một cách hợp lý”.Đại biểu Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn nêu ột số khó khăn vướng mắc: Giải ngân nguồn vốn chưa xong, chưa phê duyệt được dự toán, các cơ quan của tỉnh chưa thống nhất nguồn vốn; sự đùn đẩy đến các sở, vừa rồi sở tài chính đề nghị trình lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải ngân năm 2018. Nghề nông nghiệp với miền núi lúc đầu rất đông, nhưng sau đó ra trường về xã không được công nhận bằng chuyên môn, nên giờ nguồn tuyển hạn chế. Miền núi chủ yếu là học hệ song bằng nghề và bổ túc văn hóa, kiến nghị có chính sách với các nhà giáo nội trú theo nhóm trường chuyên biệt”.Còn theo ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội: “Việc đào tạo thí điểm, giáo viên được đào tạo xin chuyển trường…Tất cả các đồng chí giáo viên đc đào tạo thí điểm cần có cơ chế gì đó để giữ chân họ. Đây là thực trạng chung của các trường nghề cần được khắc phục, bởi tình trạng đó diễn ra dẫn đến thiếu giáo viên giảng dạy”.

Dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN giai đoạn 2016- 2020: Khó khăn về nguồn kinh phí và đào tạo cán bộ nguồnẢnh: Giáo viên được đào tạo thí điểm xin chuyển trường mà không có cơ chế giữ chân họ là một trong những khó khăn được các trường nêu ra

Những khó khăn, tồn tại được phản ánh tại Hội nghị này, lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã lắng nghe và hướng dẫn các địa phương. Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giải thích: Về dự toán kinh phí, các địa phương cần làm theo hướng dẫn trong việc xây dựng đề án, xin ý kiến cấp trên về vấn đề chuyên môn và khả năng cân đối, sau đó mới phê duyệt. Nguồn kinh phí từ trên xuống các địa phương mang tính chất hỗ trợ, còn việc xây dựng dự án căn cứ vào điều kiện  thực tiễn, khả năng cân đối vốn của địa phương. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ cân đối nguồn kinh phí của Trung ương tới các các địa phương.  Trong điều kiện có nhiều khó khăn, hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình Chính phủ phê duyệt chỉ được cấp chưa đến 50% vốn. Trong quá trình điều chỉnh, phân bổ được ưu tiên nhất định, nguồn lực được phân bổ theo ưu tiên đó. Điều kiện cân đối vốn sẽ có văn bản chung để triển khai, tránh tình trạng: Xây dựng xong đề án rồi lên Tổng cục xin kinh phí thì không thể cân đối được. Cùng đó, việc đào tạo giáo viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ chú ý được quan tâm trong thời gian tới.Phát biểu kết luận hội nghị, TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: “Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, các địa phương tiếp tục kiến nghị lên Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp để hoàn thiện dự án đạt khả thi. Đây là dự án đa nguồn từ Trung ương, địa phương, ODA và các nguồn huy khác cũng như nguồn của nhà trường. Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta bám sát các nguồn trong đó có nguồn hỗ trợ từ trung ương để thực hiện các chương trình mục tiêu”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03277 sec| 661.367 kb