Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Phát triển kỹ năng nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Phát triển kỹ năng nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc giaƯu tiên tuyển dụng; trả lương người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, là những nội dung được đề xuất trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, Bộ đề xuất nhóm giải pháp phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước đây được quy định tại Luật dạy nghề năm 2006.

Hiện nay, các quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Chương IV Luật Việc làm, gồm 07 Điều (từ Điều 29 đến Điều 35) với các nội dung về: Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, các quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia còn một số hạn chế, cụ thể: Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia chưa gắn kết với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; chưa có quy định về chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, trả lương và sắp xếp việc làm đối với những người lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia trong Luật Việc làm chưa cụ thể, ảnh hưởng tính hiệu quả, khả thi trong thực hiện chính sách, chưa tạo sự chủ động cho các Bộ, ngành trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia chưa được kiện toàn, quy mô còn nhỏ, yếu về năng lực (nhân lực, thiết bị, tài chính), chưa có nghề nào được đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc 4 và 5.

Khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quy định về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực; quy định trách nhiệm trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo hướng chủ động, tích cực và đảm bảo nguồn lực thực hiện; quy định tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ nghề quốc gia.

Cụ thể, Bộ đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển kỹ năng nghề cho người lao động, về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao (bậc 4 và bậc 5 theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và tương đương); bổ sung quy định về kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo hướng chính xác, tin cậy, hiện đại, hiệu quả và hội nhập quốc tế, đảm bảo thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2019 và hệ thống pháp luật.

Ưu tiên tuyển dụng, trả lương người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Về cơ chế, chính sách khuyến khích tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định về chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, trả lương và sắp xếp việc làm đối với những người lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; chính sách tôn vinh người lao động có trình độ kỹ năng nghề cao xuất sắc (giải thưởng quốc gia kỹ năng lao động xuất sắc); bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm và cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích người người sử dụng lao động tham gia vào các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn kỹ năng nghề, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia: Bổ sung quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và đào tạo, bồi dưỡng, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động dựa vào trình độ kỹ năng và năng lực hành nghề; quy định về văn hóa lao động Việt Nam; bổ sung chính sách quy định tham chiếu, kết nối khung trình độ quốc gia với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực quốc gia; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và quy định về quỹ phát triển kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; bổ sung quy định về nguồn kinh phí phát triển kỹ năng nghề và tổ chức thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Theo: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.04336 sec| 662.672 kb