[E-Magazine]- Các "nữ tướng" của những ngôi trường giáo dục nghề nghiệp nổi tiếng

Họ là là những phụ nữ mảnh mai, giản dị nhưng ít ai ngờ bên cạnh là người vợ, người mẹ họ còn là “người cầm lái”, điều hành và dẫn dắt những ngôi trường giáo dục nghề nghiệp thương hiệu nổi tiếng với hàng ngàn học sinh, sinh viên theo học được hàng trăm doanh nghiệp trong nước và đối tác quốc tế tin cậy hợp tác. Họ thực sự là những “nữ tướng” tự hào của ngành dạy nghề Việt Nam.

Là “chủ nhân” của ngôi trường nằm ở trung tâm Tp Hà Nội có địa điểm lợi thế, ít ai có thể hình dung người phụ nữ có thân hình mảnh mai, dịu dàng này lại đang điều hành một ngôi trường nghề có bề dày lịch sử tự hào với một cơ ngơi trường lớp, xưởng thực hành rộng lớn và hàng ngàn học sinh sinh viên tấp nập ra vào đến vậy.

Dưới sự điều hành của bà, Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang từng ngày khởi sắc, mở rộng liên kết quốc tế, gắn kết với các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện nhà trường đang đào tạo 24 nghề với lưu lượng gần 6000 HSSV/năm. Riêng năm học 2019 – 2020 tuyển sinh của trường đạt trên 1.650 sinh viên, trong đó 1.200 sinh viên hệ cao đẳng, 450 HS trung cấp và 256  học sinh hệ 9+.

Tại trường còn có Trung tâm hỗ trợ việc làm và có mối quan hệ với mạng lưới trên 300 doanh nghiệp, trong đó gần 100 doanh nghiệp có quan hệ gắn bó thân thiết luôn hỗ trợ HSSV của nhà trường tới thực tập, tiếp cận công nghệ mới thiết bị mới cũng như cập nhật kiến thức, kỹ năng nâng cao trình độ cho giáo viên giảng viên của nhà trường.

Hiện nhà trường đang hợp tác với Cty Samsung Việt Nam đào tạo Tech Insitule về sửa chữa điện thoại di động cho sinh viên tại trường và đào tạo cho công nhân Cty Samsung tại Bắc Ninh. Bà Phạm Thị Hường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm, hiện cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang là 1 trong 5 trường nghề trên cả nước triển khai mô hình đào tạo song hành. Cụ thể trường đang kết hợp với Vinfast và Samsung tuyển sinh và đào tạo khóa cao đẳng chất lượng cao (Kỹ sư thực hành) 2 nghề Cơ điện tử và Công nghệ Ô tô, với 50% lý thuyết trên lớp và 50% thực hành tại nhà máy của Vinfast và Samsung.

Nói về những thách thức khó khăn, bà Hường cho biết “Trên cương vị là Hiệu trưởng trường, tôi luôn đặt chất lượng đào tạo và hệ thống quản trị các mảng công tác của nhà trường lên hàng đầu. Đặt mục tiêu mở rộng quy mô về số lượng và chất lượng nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tiêu chí trường chất lượng cao. Để làm được điều này, việc xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Trong khi đó, đồng lương của giáo viên còn thấp, chưa đảm bảo được cuộc sống và tập trung cho công việc.

Những năm trước 1980, lương giáo viên dạy thực hành và lý thuyết có sự khác biệt. Giáo viên dạy thực hành có mức lương cao hơn so với giáo viên dạy lý thuyết, thực tế hiện nay giáo viên dạy nghề giảng dạy theo phương pháp tích hợp cả lý thuyết và thực hành, đòi hỏi phải đầu tư thời gian, sức lực nhiều hơn so với 1 giờ dạy của giáo viên giảng dạy tại các trường đại học. Việc trả lương theo ngạch bậc chung như hiện nay chưa phù hợp với giáo viên dạy nghề.

Là nữ hiệu trưởng quản lý trường nghề chất lượng cao với nhiều áp lực và khó khăn, nhất là trong giai đoạn nhà trường đang trong lộ trình tự chủ tiến tới tự chủ hoàn toàn vào năm 2021, bà Hường cho biết, Ban lãnh đạo nhà trường luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cán bộ giáo viên yên tâm hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường trong giai đoạn hiện nay hết sức khó khăn.Bà Hường kiến nghị “Cần xây dựng cho giáo viên dạy nghề bảng lương đặc thù riêng, cao hơn so với giáo viên giảng dạy tại các trường hàn lâm, phù hợp hơn với tính chất công việc vừa phải dạy lý thuyết và thực hành chiếm đến 70% thời lượng giảng dạy, đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức mà còn có kỹ năng tay nghề cao. Mặt bằng chung, các chế độ lương, thưởng của giáo viên GDNN còn thấp, kiến nghị nhà nước cần tăng lương cho giáo viên GDNN”.

Tiếp quản công tác Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu (BCTECH)  chưa lâu nhưng bà Trương Huỳnh Như được biết đến là một trong những “Nữ tướng” khá quyết đoán trong nhiều dự án phối hợp với quốc tế và doanh nghiệp trong nước trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bà đã bắt nhịp và phát triển các định hướng tầm nhìn của nhà trường trong đào tạo gắn với hội nhập quốc tế  và gắn với doanh nghiệp, đưa BCTECH trở thành một địa chỉ giáo dục nghề nghiệp có uy tín thương hiệu trong tỉnh và các địa phương lân cận.

[E-Magazine]- Các "nữ tướng" của những ngôi trường giáo dục nghề nghiệp nổi tiếng

Có thể nói, sự phát triển của CMCN 4.0 đã và đang tác động lớn tới nhiều ngành, nghề, đặc biệt với nhiều ngành kỹ thuật về: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ ô tô, Chế tạo khuôn mẫu… mà phần lớn công nghệ đó đều đến từ những nước phát triển như: Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… Để học sinh, sinh viên có thể làm chủ được công nghệ, vận hành được động cơ, máy móc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp nước ngoài… Việc học hỏi và nắm bắt chuyển giao công nghệ từ các Tập đoàn, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quốc tế là điều tất yếu, qua đó tầm tri thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên được nâng cao, bắt nhịp với thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Những năm gần đây, cùng với chủ trương của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,  các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao trong nước triển khai chương trình đào tạo thí điểm chuyển giao công nghệ nghề Cơ điện tử từ Học viện Chisholm (Úc); chuyển giao công nghệ nghề Hàn và nghề Cắt gọt kim loại từ Cộng hòa liên bang Đức. Triển khai chuyển giao công nghệ, những giáo viên nòng cốt của BCTECH đã được tạo điều kiện học tập tại Úc và Đức.

Hiệu trưởng Trương Huỳnh Như cho biết: “Thông qua thời gian học tập rèn luyện tại nước ngoài, những giáo viên được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy tiên tiến, trình độ kỹ năng cũng như ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Đức, Nhật được nâng cao theo chuẩn. Về nước họ hoàn toàn tự tin làm việc với chuyên gia nước ngoài, tự tin đứng, thu hút các sinh viên tham gia các chương trình đào tạo chuẩn Quốc tế”.

Chủ động tìm hiểu các phương pháp, công nghệ đào tạo nghề của các nước tiên tiến ở nhiều ngành nghề đưa vào đào tạo với mục tiêu khi sinh viên ra trường được làm đúng nghề với các kỹ năng chuẩn quốc tế là một trong nhiều thế mạnh của nhà trường. Khi đưa nghề Chế biến thực phẩm vào giảng dạy, bà Như đã chủ động kết nối với đối tác Đan Mạch và được hỗ trợ đào tạo nghề  không hoàn lại ở nghề Chế biến thực phẩm. Thực hiện dự án này, đội ngũ giáo viên có cơ hội được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ, xây dựng chương trình đào tạo chế biến thực phẩm phù hợp với thực tế doanh nghiệp. Hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JICA) – Nhà trường được JICA hỗ trợ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản tương đương 250 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo các ngành công nghiệp hỗ trợ. Hợp tác với Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc ( KOICA) trong chuyên ngành thiết kế đồ họa và Công nghệ thực phẩm nhà trường được KOICA tài trợ 39,300 USD để đầu tư thiết bị hiện đại cho xưởng bánh BCTech Bakery, giúp giáo viên và HSSV của trường được tiếp cận và học tập trên thiết bị, công nghệ và quy trình sản xuất bánh hiện đại của Hàn Quốc.

Với những mô hình thí điểm quốc tế được áp dụng tại BCTECH, sinh viên theo học từ lúc ban đầu chưa tự tin bởi trình độ ngoại ngữ còn non kém, nhưng càng học, các em lại càng thấy say mê bởi qua thời gian trình độ ngoại ngữ được nâng cao lên rất nhiều và đến khi hoàn thành tốt nghiệp, chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh của các sinh viên đều phải đạt chuẩn B2, cùng nhiều kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo, năng động.

Trên 16000 sinh viên BCTECH đã tốt nghiệp có việc làm, trong đó hàng ngàn người đang giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương 15 -20 triệu/tháng là niềm tự hào của nhà trường.

 Với những mô hình thí điểm quốc tế được áp dụng tại BCTECH, sinh viên theo học, lúc đầu chưa tự tin bởi trình độ ngoại ngữ còn non kém, nhưng càng học, các em càng thấy say mê bởi qua thời gian trình độ ngoại ngữ được nâng cao và đến khi hoàn thành tốt nghiệp, chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh của các sinh viên đều đạt chuẩn B2, cùng nhiều kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo, năng động. Đây là hành trang Vàng mà BCTECH đã trang bị cho các em.Cũng chính vì vậy,  điểm đặc biệt là hầu hết các sinh viên BCTECH ra trường đi làm đều ở vị trí việc làm quan trọng của doanh nghiệp. Cơ hội việc làm với nhiều sinh viên đang theo học tại BCTECH, chỉ có doanh nghiệp tìm đến sinh viên chứ sinh viên chưa phải tìm đến doanh nghiệp.

Thúy Anh – Thu Linh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03418 sec| 668.648 kb