Hiệp hội Xuất khẩu Lao động VN nhiệm kỳ 2020- 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp XKLĐ phát triển bền vững

Tại Đại hội Hiệp hội Xuất khẩu Lao động (XKLĐ)Việt Nam nhiệm kỳ V (2020- 2025) vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) xác định giai đoạn 2020-2025 tiếp tục hướng tới đa mục tiêu, nhiệm vụ, cùng với doanh nghiệp XKLĐ tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động ngoài nước bằng nhiều giải pháp đồng bộ mang tính bền vững.

[caption id="attachment_17214" align="aligncenter" width="750"]Hiệp hội Xuất khẩu Lao động VN nhiệm kỳ 2020- 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp XKLĐ phát triển bền vững ÔNG LÊ VĂN THANH – THỨ TRƯỞNG BỘ LĐ-TB&XH ĐÁNH GIÁ: “NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, VỊ THẾ CẠNH TRANH VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP”[/caption]

Triển khai mở rộng thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử CoC- VN

Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế ngày càng có sự cạnh tranh giữa các quốc gia về cung ứng lao động, nguồn lao động của Việt Nam bên cạnh những điểm mạnh, cũng còn nhiều hạn chế. Trong đóđiểm yếu lớn nhất là ý thức tổ chức kỷ luật, tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn tồn tại. Lượng doanh nghiệp tham gia vào XKLĐ ngày càng gia tăng về số lượng, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp hoạt động còn hạn chế, chưa tạo ra nguồn nhân lực có thái độ nghề nghiệp tốt, gắn bó với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.

Vì vậy trong nhiệm kỳ V (2020-2025), VMAS hướng đến những mục tiêu trọng tâm: Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường lợi ích của người lao động và cộng đồng doanh nghiệp XLKĐ; từng bước đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ theo hướng chuyên nghiệp, có chọn lọc thông qua việc kết nối phù hợp người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động ngoài nước. Đồng thời, nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng người lao động ngay cả khi họ trở về vẫn hòa nhập được với thị trường lao động trong nước.

Giải pháp tập trung hàng đầu là tiếp tục triển khai mở rộng Bộ Quy tắc ứng xử CoC-VN cũng như nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá việc thực hiện của các doanh nghiệp. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp; vận động, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp thành viên còn lại đăng ký cam kết thực hiện CoC-VN để theo dõi đánh giá và công bố xếp hạng.

[caption id="" align="aligncenter" width="750"] ÔNG NGUYỄN LƯƠNG TRÀO (PHẢI) – NGUYÊN CHỦ TỊCH VAMAS CHÚC MỪNG ÔNG DOÃN MẬU DIỆP ĐẢM NHIỆM CƯƠNG VỊ TÂN CHỦ TỊCH VAMAS NHIỆM KỲ 2020-2025.[/caption]

Nhân rộng các điển hình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ doanh nghiệp; xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ, hướng tới định hướng đánh giá, công bố chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp.

Thực tế trong nhiệm kỳ IV ( 2015- 2019), việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử này đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động của doanh nghiệp XKLĐ. Điều đó có ý nghĩa tăng thêm nhận thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các công ước quốc tế.

Đặc biệt, việc đưa vào thực hiện cơ chế và tiêu chí đánh giá mới phiên bản (2018) đã tăng thêm tính minh bạch và trách nhiệm chứng minh của doanh nghiệp. Đồng thời, là cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện hơn quy trình nghiệp vụ quản lý hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ và tuyển chọn, đào tạo, quản lý lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ với mỗi doanh nghiệp và cần ngày càng trở nên hoàn thiện.

Chuẩn hóa quy trình tuyển chọn và đào tạo

Tại Đại hội, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đánh giá cao các kết quả tích cực của Hiệp hội, góp phần tăng cường chất lượng hoạt động, nâng cao trách nhiệm và đạo đức kinh doanh, vị thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt, việc nghiên cứu ban hành Bộ Quy tắc ứng xử CoC-VN cùng cơ chế giám sát đánh giá thực hiện đã tạo ra các chuẩn mực cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Những năm qua, Hiệp hội đã đóng góp tích cực trong xây dựng chính sách, pháp luật và cùng các cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện. Các hoạt động của Hiệp hội góp phần nâng cao chất lượng và quy mô xuất khẩu lao động của cả nước.

[caption id="" align="aligncenter" width="749"]Hiệp hội Xuất khẩu Lao động VN nhiệm kỳ 2020- 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp XKLĐ phát triển bền vững CÁC THÀNH VIÊN VÀ BAN CHẤP HÀNH MỚI CỦA VAMAS NHIỆM KỲ 2020-2025[/caption]

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, VAMAS cùng cộng đồng doanh nghiệp sẽ nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy trình tuyển chọn lao động tại các địa phương và doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm có được từ các doanh nghiệp làm tốt công tác này

Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho người lao động, đảm bảo tốt về nội dung và thời lượng quy định. Trên cơ sở nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài có kết quả từ các mô hình đào tạo tại các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, mô hình đào tạo qua liên kết với các cơ sở dạy nghề, nhằm chuẩn hóa quy trình hoạt động này, từ đó áp dụng phổ biến rộng trong cộng đồng các doanh nghiệp XKLĐ…

Duy trì phát triển hoạt động đối ngoại

Hiệp hội XKLĐ tiếp tục duy trì quan hệ sẵn có với Hiệp hội cung ứng lao động các nước trong khu vực để trao đổi thông tin, cũng như trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động và của doanh nghiệp trong các nước XKLĐ.

Đặc biệt, phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế như: ILO, IOM, UN- Women và các tổ chức quốc tế khác để nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong việc tiếp cận tài liệu về các công ước quốc tế, văn bản luật pháp và thông tin về thị trường các nước nhận lao động.

Thực hiện các hoạt động khảo sát thị trường, giải quyết các rủi ro phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Hiệp hội tích cực tham gia các diễn đàn khu vực trong lĩnh vực di dân Quốc tế để trao đổi thông tin, tăng cường quan hệ giữa các nước phái cử lao động trong khu vực, cũng như nâng cao vị thế của Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam.

Bên cạnh đó, công tác tham gia xây dựng văn bản pháp luật, cùng với đẩy mạnh thông tin tuyên truyền kịp thời và có hệ thống về chính sách pháp luật, về thị trường lao động nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có định hướng đúng trong việc đầu tư thị trường, tổ chức có hiệu quả hoạt động XKLĐ trong khuôn khổ luật pháp quy định bao gồm: thông tin chính sách pháp luật, thông tin thị trường lao động, thông tin hỗ trợ người lao động, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tôn vinh doanh nghiệp… cũng sẽ được Hiệp hội chú trọng quan tâm.

Ban Chấp hành VAMAS nhiệm kỳ V ( 2020- 2025)

+ Gồm 27 ủy viên; Ban kiểm tra và Trưởng ban kiểm tra gồm 3 ủy viên.

+ Chủ tịch Hiệp hội: Ông Doãn Mậu Diệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ 6 Phó Chủ tịch bao gồm: Ông Nguyễn Xuân An – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký; Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh; Ông Đoàn Văn Minh (Phó TGĐ Tập đoàn CEO); Ông Trần Thanh Lương (Chủ tịch HĐQT Công ty TIC); Ông Trần Quốc Ninh (Chủ tịch Công ty NHHK); Ông Lê Long Sơn (Giám đốc Công ty ESUHAI).

+ Ông Nguyễn Tiến San – Chánh Văn phòng Hiệp hội.

Kết quả hoạt động của Hiệp hội và Doanh nghiệp XKLĐ nhiệm kỳ IV ( 2015- 2019)

  • Đưa 700 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

  • Doanh nghiệp có bước trưởng thành về quy mô, chất lượng hoạt động và đầu tư. Có 4 doanh nghiệp đạt hạng 6 sao; 184 lượt doanh nghiệp đạt hạng 5 sao.

  • Tổ chức 2 hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp liên quan đến công ước quốc tế, luật pháp quốc gia về phòng, chống lao động cưỡng bức và buôn bán người trong lĩnh vực di cư lao động; Nội dung CoC- VN , ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện CoC- VN trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp…

  • Kết nạp thêm 64 hội viên, nâng tổng số hội viên hiện tại là 181 hội viên.

  • Trước khó khăn do dịch COVID- 19 gây ra, Hiệp hội đã khảo sát các doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình đời sống, việc làm và các rủi ro đối với người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài; dự báo tình hình thị trường, các lĩnh vực sản xuất có thể bị tác động lớn. Tổng hợp ý kiến phản hồi của 82 doanh nghiệp, báo cáo thực trạng cũng như đề xuất để các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhà nước và đăng trên web cũng như Bản tin của Hiệp hội để thông tin kịp thời đến các hội viên.

Thu Thủy

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.50717 sec| 676.914 kb