Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng Hiệp hội GDNN và nghề CTXHVN: Định hướng nhiệm vụ chủ đạo năm 2019

Ngày 19/12 tại trụ sở Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH Việt Nam, Ban Thường vụ mở rộng Hiệp hội đã có buổi họp bàn tổng kết hoạt động của Hiệp hội năm 2018 và định hướng nhiệm vụ năm 2019. Theo đó, qua thảo luận Ban Thường vụ Hiệp hội đã xác định các nhiệm vụ chính của Hiệp hội trong năm 2019, trong đó tập chung vào nâng cao chất lượng hội viên bằng cách nâng tiêu chí gia nhập Hiệp hội; xây dựng 2 trung tâm kiểm định chất lượng của Hiệp hội ở miền Bắc và miền Nam; tích cực tham gia góp ý, phản biện chính sách và xây dựng hệ thống luật pháp liên quan đến GDNN và nghề CTXH. Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng Hiệp hội GDNN và nghề CTXHVN: Định hướng nhiệm vụ chủ đạo năm 2019Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng Hiệp hội GDNN và nghề CTXHVN: Định hướng nhiệm vụ chủ đạo năm 2019Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng Hiệp hội GDNN và nghề CTXHVN: Định hướng nhiệm vụ chủ đạo năm 2019Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng Hiệp hội GDNN và nghề CTXHVN: Định hướng nhiệm vụ chủ đạo năm 2019Sau đây chúng tôi xin đăng toàn văn Báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 và nhiệm vụ năm 2019 của Hiệp hội: 
  1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2018
  2. Tham gia xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế chính sách 
  Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám sát xã hội, Hiệp hội đã triển khai các hoạt động sau: - Tham gia và vận động Hội viên góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các Đề án, chương trình trong các lĩnh vực: GDNN (như Quyết định của Thủ tướng phê duyệt đề án Thí điểm đào tạo, đào tạo lại cho người lao động đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0; Thông tư chuẩn người đứng đầu cơ sở GDNN…), Lao động, Việc làm, An toàn vệ sinh lao động, Bảo hiểm xã hội, CTXH, Xuất khẩu lao động…-  Tham gia Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; tham gia tổ biên tập Dự án Luật CTXH.- Tư vấn và đề xuất giải pháp với Ban cán sự Đảng Bộ LĐTBXH về “Tăng cường thực hiện nhiệm vụ Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2025”.
  1. 2. Công tác truyền thông
         - Phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các đơn vị: Tổng cục GDNN, Văn phòng Bộ, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Trẻ em, Cục Việc làm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam …tuyên truyền đến Hội viên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDNN,  Lao động, Việc làm, Xuất khẩu lao động, An toàn vệ sinh lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Công tác xã hội (CTXH), An sinh xã hội (ASXH);- Đề xuất với Bộ LĐTBXH trình Chính phủ ban hành Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp phát triển GDNN (Bộ LĐTBXH đã thống nhất về chủ trương). Hiệp hội khuyến nghị chọn ngày 15/7 hàng năm là ngày truyền thống để tôn vinh giá trị và tuyên dương những tập thể cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp GDNN (Ngày LHQ chọn là ngày Kỹ năng nghề thanh niên thế giới).  -  Giới thiệu và tuyên truyền trên tạp chí “Nghề nghiệp và cuộc sống” những kinh nghiệm, mô hình tiên tiến trong hoạt động GDNN, phát triển nguồn nhân lực, hướng nghiệp và tạo việc làm, phát triển nghề CTXH, nghề làm đẹp và ASXH…- Xây dựng và đã đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử (Website) với tên miền VAVET.VN. Việc ra đời trang thông tin sẽ thêm một kênh thông tin kịp thời đến xã hội và các hội viên về các hoạt động của Hiệp hội, hội viên và nhận thông tin phản hồi từ cơ sở liên quan đến hoạt động của Hiệp hội; tác động của các chính sách liên quan đến cơ sở, người học, giáo viên…        - Tổ chức đoàn gồm Lãnh đạo và 50 Hội viên báo cáo với Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh về kết quả hoạt động và định hướng hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới, tạo không khí phấn khởi trong hội viên.  
  1. Tham gia hoạt động chuyên môn
 3.1. Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và việc làm          -  Vận động Hội viên chủ động tiếp cận nhu cầu về chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong tuyển sinh và đổi mới đào tạo; triển khai đào tạo theo hướng đa dạng, linh hoạt, liên kết với doanh nghiệp, tư vấn, hướng nghiệp…góp phần tăng quy mô, nâng cao chất lượng, có việc làm cho HS-SV sau tốt nghiệp.          -  Ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2018-2020 với Tổng cục GDNN, Cục Việc làm nhằm nâng cao hiệu quả và chủ động trong phối hợp công tác với các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH. Đã triển khai các hoạt động sau;
  • Phối hợp với Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, Cục Việc làm và Tổng cục GDNN tổ chức hội thảo “Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo điều kiện cho người lao động học nghề, lập nghiệp, việc làm bền vững” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời. Hội thảo đã huy động đông đảo Hội viên tham gia và tác động tích cực đến nhận thức của các bên liên quan.
  • Phối hợp với Cục Việc làm tổ chức hội thảo “Thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt trong dịch vụ việc làm – thực hiện mục tiêu việc làm trong Chương trình nghị sự về sự phát triển bền vững” tại Bến Tre và hội thảo ”Các giải pháp thực hiện mục tiêu về việc làm trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” tại Hà Nội và Bình Định nhằm kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ việc làm, thực hiện mục tiêu về việc làm bền vững.
- Triển khai Chương trình hợp tác với Tổng cục GDNN, Cục Việc làm, Chương trình hợp tác với GIZ giai đoạn 2018 – 2020 với những nội dung về đào tạo gắn với việc làm, truyền thông về giá trị, lợi ích của học nghề, xanh hoá nghề ...:                   -  Xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2018 và giai đoạn 2018-2020. Phối hợp với Tổng cục GDNN tổ chức dạy kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn.-  Chủ trì xây dựng “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp (Chuẩn đầu ra) trình độ cao đẳng và trung cấp” cho 5 nghề: Marketing thương mại, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công tác xã hội, Điện tàu thuỷ và Công nghệ điện tử truyền thông. Hội viên đã tích cực triển khai,  đến nay sản phẩm đã được các Hội đồng thẩm định nghiệm thu (riêng CĐR nghề CTXH còn tiếp tục hoàn thiện và bổ sung).- Tổ chức đoàn thí sinh tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018, gồm 6 thí sinh dự thi 5 nghề: Chăm sóc sắc đẹp, Lắp cáp mạng thông tin, Cơ điện tử và Công nghệ thời trang. Kết quả đoàn đạt 01 giải Nhì (Nghề chăm sóc sắc đẹp), 01 giải Ba (Nghề lắp cáp mạng thông tin) và 02 giải Khuyến khích (Nghề Cơ điện tử). Thí sinh Nghề chăm sóc sắc đẹp được chọn tham gia Đoàn Việt Nam tham gia Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 12 tại Thái Lan.3.2. Đối với lĩnh vực công tác xã hội và các lĩnh vực khác
  1. a) Hoạt động của Hội các trường đào tạo Công tác xã hội
- Tham gia với Cục bảo trợ xã hội tiếp tục chuẩn bị đề án Luật CTXH: Góp ý  bộ hồ sơ trình Dự án Luật; Viết chuyên đề phát triển dịch vụ CTXH với mục tiêu vận động chính sách cho Đề án Luật CTXH; Phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội tổ chức hội thảo “Hoàn thiện khung pháp lý phát triển nghề công tác xã hội” tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục chuẩn bị dự án Luật CTXH và tham gia đào tạo giảng viên nguồn về an sinh xã hội. - Tham gia với Bộ LĐTBXH xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ. - Phối hợp với Cục Trẻ em tổ chức hội thảo “Kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu về trẻ em trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.”
  1. b) Hoạt động của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Công tác xã hội
  - Tổ chức 48 khoá học căn bản hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.700 học viên thuộc nhiều đối tượng khác nhau tại Hà Nội và một số địa phương ; 04 khóa đào tạo chứng chỉ Kỹ thuật viên bấm huyệt (liên kết đào tạo với trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội) với gần 200 học viên; 06 khóa hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp Diện Chẩn dành riêng cho khách du lịch nước ngoài (Ý, Pháp và Nhật Bản) và các em học sinh chuẩn bị du học nước ngoài với hơn 400 học viên tham dự; 18 khóa hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe theo chuyên đề và hoạt động tư vấn hỗ trợ thường xuyên tại Viện cho hàng ngàn lượt người, trong đó có nhiều người thuộc đối tượng chính sách, như người khiếm thị, khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em chậm phát triển... Sau các khoá học, nhiều người không những có thể tự chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân mà còn có khả năng giúp đỡ những người khác, góp phần cải thiện sức khoẻ cho một bộ phận nhân dân.  - Viện có chính sách miễn học phí cho cho học viên là những người có công, thương bệnh binh, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và giảm từ 50% - 75% học phí cho những học viên hưu trí, học sinh sinh viên, …- Trung bình 01lần/tháng, Viện tổ chức cho các học viên đi địa phương, như Tân Việt – Yên Mỹ (Hưng Yên), Phát Diệm (Ninh Bình), Phúc Tài (Thái Nguyên)… để có điều kiện tiếp cận, giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn trong chăm sóc sức khoẻ, đồng thời nâng cao nghiệp vụ công tác xã hội.
  1. c) Hoạt động của Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam
          - Tổ chức đêm Gala tổng kết các hoạt động của Hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ Hội năm 2018;          - Tổ chức hội thảo “Xu hướng phun thêu thẩm mỹ mới”, tập huấn về hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu cá nhân và nhãn hiệu lãnh đạo cho chủ các salon tóc và chăm sóc da – spa…         - Tổ chức gặp mặt các thầy, cô giáo tiêu biểu; các cơ sở làm đẹp xuất sắc… nhân ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11.           - Tổ chức một số hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ các trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, bệnh nhi bị bệnh nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như tặng quà dịp tết cho học sinh một số điểm trường ở Mường Khương, Lào Cai; trao quà cho bệnh nhi nghèo tại Bệnh viện Nhi TW, Khoa Nhi Bệnh viện K Tân Triều, Khoa Nhi Viện Huyết học và truyền máu TW.           - Kiện toàn công tác tổ chức của Hội và các ban chuyên môn giúp hoạt động của Hội quy củ và nề nếp hơn.
  1. d) Hoạt động trong các lĩnh vực an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội và trẻ em
- Tham gia Ban Chỉ đạo Dự án “An toàn và sức khỏe cho người lao động – An toàn và sức khỏe cho lao động trẻ”. - Hợp tác với BHXH Việt Nam và trường hội viên tổ chức 06 lớp tập huấn cho hơn 1700 HS-SV của các cơ sở GDNN về BHXH, BHTN, BHYT. Các lớp tập huấn đã tác động tích cực đến hiểu biết ban đầu của HS-SV và giáo viên về BHXH, BHTN, BHYT. Ký Hợp đồng với Cục Việc làm về việc tiếp tục phối hợp thực hiện tuyên truyền về BHTN năm 2019.
  1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Bảo vệ thành công 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2017: “Vai trò của các Hội đoàn thể trong việc tham gia hỗ trợ người lao động tham gia BHXH” và “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về CTXH”.- Ký hợp đồng với Bộ và đang triển khai thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ năm 2018 “Nghiên cứu các giải pháp hợp tác công tư hiệu quả trong GDNN ở Việt Nam”. -  Tham gia đấu thầu thực hiện 01 đề tài NCKH cấp Bộ năm 2019 “Nghiên cứu các mô hình GDNN trong các doanh nghiệp”.- Nghiên cứu xây dựng Báo cáo đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng của người lao động với nhu cầu của thị trường lao động theo đặt hàng của Cục Việc làm.- Viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội nghị, hội thảo.
  1. Hoạt động hợp tác quốc tế
          - Ký Biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác với Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” - GIZ giai đoạn 2018 - 2020  và Ý định thư về hợp tác với Hợp phần 3: Đào tạo nghề cho lĩnh vực nước thải, biên soạn cuốn sách GDNN mở linh hoạt để đáp ứng sự quan tâm của các cơ quan quản lý GDNN, các cơ sở GDNN, người sử dụng lao động, người lao động…; truyền thông về kết quả phát triển chương trình đào tạo về xử lý nước thải…- Đàm phán với Hiệp hội các trường CTXH quốc tế (IASSW), Hiệp hội giáo dục nghề CTXH Châu Á-Thái bình Dương (APASWE) tiếp tục thực hiện Dự án “Phát triển giáo dục CTXH Việt Nam” trong năm 2018 -2019. Thực hiện thoả thuận với  IASSW và APASWE, tháng 6/2018 Hiệp hội đã cử 30 giảng viên sang Đại học Bách khoa Hong Kong dự lớp tập huấn 04 ngày về CTXH đối với người tâm thần; Tổ chức đoàn 4 người tham gia Hội thảo về  CTXH  tại Bắc kinh theo cơ chế tự túc.          - Phối hợp với Công ty RAPPORHAIR và Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật ban (JETRO) tổ chức Hội thảo đề xuất cơ sở pháp lý cho đào tạo - phát triển nghề làm đẹp Việt Nam; Ký bản Ghi nhớ hợp tác với Rapporhair về xây dựng quy chuẩn nghề tóc và điều kiện hoạt động của Salon tóc.         - Tổ chức tiếp và làm việc với một số đoàn khách quốc tế: Đức, Nhật Bản, Hàn quốc… đến tìm hiểu và bàn khả năng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực làm đẹp.              - Hội Đào tạo và phát triển nghề làm đẹp tổ chức 02 đoàn đi tham quan, học tậpKinh nghiệm về các mô hình đào tạo thiết kế mẫu tóc tại Nhật Bản và chăm sọc Da – Spa tại Thái Lan.           - Đại diện lãnh đạo Hiệp hội tham gia đoàn công tác do Tổng cục GDNN phối hợp với  GIZ và Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam - GIZ đi CHLB Đức học tập kinh nghiệm về hệ thống đào nghề kép, tài chính và sự đóng góp của khối doanh nghiệp cho GDNN.
  1. Công tác tổ chức và phát triển Hiệp hội
-  Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự Hội Đào tạo và Phát triển nghề làm đẹp: bầu 4 Phó chủ tịch Hội; thành lập Ban thường trực; Ban Ban Kiểm tra và 8 Ban chuyên môn (Ban NAIL, Ban thiết kế tạo mẫu tóc, Ban Da-spa, Ban Phun thêu thẩm mỹ, Ban Hợp tác quốc tế và Ban truyền thông - tổ chức sự kiện).-  Phát triển hội viên:  Tuyên truyền và kết nạp 400 hội viên mới của Hội Đào tạo và phát triển nghề làm đẹp, nâng tổng số hội viên của Hội này lên 700, trong đó có 04 hội viên là tổ chức.- Thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan liên quan:  Báo cáo kết hoạt động năm 2017 của Hiệp hội gửi Bộ Nội vụ và Bộ LĐTBXH; Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động, tiếp nhận viện trợ của Hiệp hội từ năm 2010 đến nay; Báo cáo tình hình hoạt động Đối ngoại của Hiệp hội theo quy định của Ban đối ngoại Trung ương.
  1. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2019
  2. Công tác truyền thông
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng cường hàm lượng chuyên môn, thực hiện các chuyên đề sâu về GDNN, việc làm, ATLĐ, ASXH...trên tạp chí “Nghề nghiệp & Cuộc sống” và trang tin điện tử VAVET.VN- Triển khai nội dung Quảng bá hình ảnh GDNN theo thoả thuận hợp tác giữa Hiệp hội-Tổng cục GDNN -Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) và các tổ chức có liên quan.
  1. Tham gia xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế chính sách
2.1. Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp  Vận động Hội viên tiếp tục tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật GDNN như: Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2020 và định hướng đến 2030, Nghị định về cơ chế tự chủ của các cơ sở GDNN công lập, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp; phân luồng, liên thông, vận động tuyển sinh học nghề, khởi nghiệp; nghiên cứu chế độ, giải pháp đào tạo mới, đào tạo lại cho những lao động bị chủ sử dụng lao động cắt hợp đồng trước 35 tuổi để giúp họ chuyển đổi nghề…2.2. Đối với các lĩnh vực công tác xã hội - Tiếp tục vận động Hội viên tham gia xây dựng, tư vấn, phản biện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách như: Luật Nghề CTXH, Luật ASXH (chú ý xây dựng và số hoá công tác xác nhận đối tượng), Luật An toàn vệ sinh lao động, …; Tham gia đánh giá chính sách ASXH (theo hướng gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, việc làm bền vững; mở rộng diện tham gia và hiệu quả thực hiện chính sách BHXH).- Tham gia triển khai các nội dung liên quan đến CTXH:  Thực hiện Nghị quyết 76/QH-13 về việc đẩy mạnh giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều và tăng cường khả năng tiếp cận các DVXH cơ bản của đối tượng thụ hưởng với sự tham gia của người nghèo; Tham gia xây dựng chính sách phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, hình thành hệ thống cung cấp DVXH chuyên nghiệp, nhất là với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực… Tham gia xây dựng đề án “Cải cách chính sách xã hội đến năm 2020”;   
  1. Tham gia công tác chuyên môn
3.1 Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp- Tổ chức một số hội thảo theo chuyên đề như: GDNN với phát triển bền vững, đào tạo nghề xanh …  - Vận động Hội viên áp dụng các hình thức truyền thông đa dạng, sáng tạo để góp phần thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019, tăng cường quan hệ doanh nghiệp và các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.- Triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2019.-  Đề nghị Tổng cục GDNN giao xây dựng “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp” cho một số nghề.3.2. Đối với lĩnh vực công tác xã hội và các lĩnh vực khác- Phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ trình Dự án Luật CTXH (trong đó đề nghị có một mục hoặc một chương riêng về Hiệp hội CTXH và trao một số quyền cho Hiệp hội theo thông lệ quốc tế); Phối hợp tổ chức hội thảo về Dự thảo Luật CTXH.- Phối hợp với Cục trẻ em nghiên cứu các chuyên đề, viết báo cáo tổng hợp, hội thảo về xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật cho các dịch vụ bảo vệ trẻ em.- Tư vấn cho Bộ LĐTB&XH hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (VSDGs). -  Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tập huấn về BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với Cục Việc làm tổ chức tập huấn Bảo hiểm thất nghiệp cho HSSV các trường cao đẳng, trung cấp.- Dự kiến tổ chức 55-60 khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp tự nhiên; Phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phổ cập kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn 26 xã, thị trấn trong  huyện.  Phối hợp với trường Khuyết tật và thiểu năng- Sóc Sơn áp dụng kỹ thuật Diện Chẩn trong việc chăm sóc phục hồi cho các em học sinh tại trường.-  Tổ chức Thi kỹ năng nghề làm đẹp toàn quốc lần thứ II.  
  1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Hoàn thành, bảo vệ đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2018: “Nghiên cứu các giải pháp hợp tác công tư hiệu quả trong GDNN ở Việt Nam”. - Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2019 ‘Nghiên cứu các mô hình Giáo dục nghề nghiệp trong các doanh nghiệp”.- Đăng ký hoặc tham gia đấu thầu thực hiện 01 đề tài nghiên cứu cấp Bộ trong năm 2020.
  1. Hoạt động hợp tác quốc tế
  - Triển khai thực hiện một số nội dung đã thoả thuận hợp tác với Chương trình hợp tác Việt – Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” và Tập đoàn RAPPORHAIR Group - Nhật Bản…-  Đàm phán với Đại học bách khoa Hồng Kong về việc tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án “Phát triển đào tạo công tác xã hội Việt Nam”; Tổ chức từ 1-2 khóa đào tạo ngắn hạn cho các giảng viên, cán bộ ở các cơ sở cung cấp dịch vụ tại Hồng Kong với sự hỗ trợ một phần của Đại học bách khoa Hồng Kong.-Thảo luận với UNICEF, CFSI về việc hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng một số chuyên đề đào tạo chuyên sâu về CTXH với trẻ em và đánh giá chương trình đào tạo CTXH bậc Cao đẳng, Đại học và Thạc sỹ về CTXH theo QĐ 32/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
  1. Công tác tổ chức và phát triển Hiệp hội
          -  Đổi mới hoạt động hiệp hội: Tăng cường cung cấp thông tin đến các Hội viên thông qua Tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống, Trang tin điện tử (Website)Vavet.vn…- Vận động, tuyên truyền phát triển các hội địa phương và hội viên mới của Hiệp hội, của Hội Đào tạo và phát triển nghề làm đẹp.- Tiếp tục kiện toàn tổ chức các ban chuyên môn.- Chuẩn bị đại hội Lần thứ 3 của Hiệp hội.III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
  1. Mặt được
  • Hiệp hội tích cực, chủ động triển khai nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực, bao quát nhiều lĩnh vực của ngành, nhất là tham gia xây dựng, tư vấn và phản biện văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về các lĩnh vực GDNN, CTXH, việc làm… góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và thực hiện các nhiệm vụ công tác của Ngành.
  • Quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước của Hiệp hội được mở rộng, thực chất và hiệu quả hơn.
  1. Tồn tại
         - Hình thức hoạt động còn thiếu sáng tạo, linh hoạt, chưa đáp ứng kì vọng của các Hội viên; Công tác phát triển Hội viên mới còn chậm,     - Tư cách pháp nhân của một số đơn vị trực thuộc chưa được xác lập nên hiệu quả hoạt động của các đơn vị này chưa cao, đóng góp vào hoạt động chung của Hiệp hội còn nhiều hạn chế.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.13559 sec| 718.906 kb