Không cho trường nghề dạy văn hóa là trái luật

Về thông tin phản ánh của một số địa phương có ý định ban hành văn bản hạn chế trường nghề dạy văn hóa cho học sinh hệ 9+, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân khẳng định, nếu có địa phương nào ban hành văn bản này thì đó là văn bản trái luật. 

Khuyến khích học nghề song song học văn hóa

“Cụ thể, từ năm 2020, Bộ đã cho phép các trường nghề cao đẳng và trung cấp được dạy văn hóa. Do vậy, thông tin các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được dạy văn hóa là sai, địa phương nào ban hành văn bản không cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy văn hóa thì đó là văn bản trái luật”, Thứ trưởng Lê Quân khẳng định.

[caption id="attachment_15692" align="aligncenter" width="800"]Không cho trường nghề dạy văn hóa là trái luật Ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH[/caption]

Học sinh tốt nghiệp THCS khi theo học hệ trung cấp nghề (hệ 9+) được chọn hoặc không chọn học văn hóa tại chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó, thay vì mất 5 năm để vừa học chương trình phổ thông (3 năm) sau đó học trung cấp nghề (2 năm), thì nay các em học sinh lớp 9 học nghề song song học văn hóa có quyền đăng ký thẳng hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng.

Ông Lê Quân chia sẻ: ”Bộ GD-ĐT đang hướng dẫn xây dựng thông tư về chương trình khung để đảm bảo kết hợp hài hòa giữa học văn hóa và học nghề. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết thêm dự kiến tháng 11 năm nay sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về dạy văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giải quyết những vấn đề còn gây nhiều thắc mắc như: dạy như thế nào, cấp giấy chứng nhận ra sao?…”

Điều đó có ý nghĩa vô cùng thiết thực bởi lẽ, các em học hết trung cấp, sơ cấp hay liên thông cao đẳng đều có thể đi làm ngay, giải quyết phần nào những khó khăn của “cơn khát nguồn lao động” hiện nay. Đồng thời, cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho các em trong tương lai.

Vấn đề đau đầu hiện nay là quyết định chọn hay không chọn học văn hóa song song học nghề là quyền của học sinh. Trong khi trên thực tế, phần lớn học sinh hệ 9+ chỉ thích học chuyên ngành mà ngại học các môn văn hóa.

Mà trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập toàn cầu hiện nay, một người lao động dù có tay nghề giỏi nhưng thiếu trình độ văn hóa, hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Thực tiễn cuộc sống đòi hỏi người lao động phải vừa có trình độ tay nghề vừa phải có trình độ văn hóa.

Nói về công tác phân luồng học sinh theo học nghề, Thứ trưởng dẫn chứng Hà Nội đã rất thành công qua việc thí điểm một loạt chính sách thiết thực như: Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã cấp tiền hỗ trợ mức 3 triệu đồng/học sinh để các em học tin học và ngoại ngữ, cam kết miễn học phí cho tất cả các em học sinh lớp 9 lên thẳng trung cấp, cao đẳng…”

Thứ trưởng Lê Quân khẳng định: ”Nhờ các hoạt động thiết thực đó, việc phân luồng học sinh học nghề của Hà Nội năm vừa qua đạt thành tích gấp đôi gấp ba những năm trước và tiếp tục triển khai hiệu quả trong năm nay”.

Ngoài Hà Nội, nhiều địa phương cũng đang làm rất tốt vấn đề này thông qua nhiều giải pháp như giao một số trung tâm giáo dục thường xuyên về trực thuộc các trường cao đẳng và trung cấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc học nghề song song với học văn hóa bởi lẽ cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên tại các trường trung cấp, cao đẳng sẽ đảm bảo việc học tốt hơn rất nhiều cho các em nếu chỉ học riêng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thúy Anh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.10434 sec| 648.164 kb