Lan tỏa thông tin, khẳng định vị thế của giáo dục nghề nghiệp

Lan tỏa thông tin, khẳng định vị thế của giáo dục nghề nghiệp
Dù đang có những bước tiến mạnh mẽ cả về chất và lượng, góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong thời gian qua, giáo dục nghề nghiệp vẫn bị đánh giá thấp so với vai trò, vị thế và những giá trị tạo ra trong phát triển kinh tế - xã hội.

Để hóa giải định kiến, tại hội nghị “Đánh giá công tác truyền thông năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh mũi “xung kích” của báo chí, truyền thông đại chúng nhằm tạo chuyển biến sâu trong nhận thức của phụ huynh, học sinh và toàn về giáo dục nghề nghiệp.

Mở rộng “mũi xung kích”

Báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho thấy trong năm 2022, “mặt trận” truyền thông trên toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp ghi nhận những thành công đầy khích lệ. Hơn 500 bài báo được đăng tải, với khoảng 40 cơ quan báo chí tham gia đưa tin, bình luận.

-9826-1672039729.jpg

Đang có những bước tiến mạnh mẽ cả về chất và lượng, góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong thời gian qua.

Ở các địa phương, công tác truyền thông ngày càng được chú trọng, trong đó có khoảng 2/3 tỉnh, thành phố đã có trang thông tin dành riêng cho giáo dục nghề nghiệp. Các trường đào tạo trong hệ thống cũng nhận thức rõ hơn vai trò của việc xây dựng hệ thống thông tin, truyền thông nhằm phục vụ tuyển sinh, đào tạo, thu hút doanh nghiệp liên kết.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho hay những đóng góp trên mặt trận truyền thông đang là yếu tố then chốt tạo chuyển biến trong nhận thức của xã hội về hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Các thông tin chính thống, có tính phản biện cao đang giúp các bậc phụ huynh, học sinh nhận thức đúng hơn về giáo dục nghề nghiệp. Dần thay đổi quan niệm “chỉ học kém mới vào trường nghề”. Qua đó, các trường đào tạo nghề dần thu hút được lực lượng sinh viên giàu chất lượng và năng lực học tập cao hơn.

Cùng với đó, những đóng góp phản biện trong các bài báo cùng những phản hồi sau khi các thông tin được đăng tải chính là những thông tin tham khảo có giá trị, giúp các cơ quan quản lý, nhà trường rút kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách, kịp thời đổi mới, xây dựng các chương trình đào tạo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

-6287-1672039729.jpg

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh truyền thông, các doanh nghiệp ngày càng biết đến và nhận thức rõ hơn giá trị của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, không ít doanh nghiệp đã liên kết với trường nghề để xây dựng chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, tạo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

“Có doanh nghiệp đã dành 3 năm để thăm dò, khảo sát tại các trường đại học hàng đầu về kỹ thuật, nhưng sau đó họ quay về các trường đào tạo nghề. Bởi họ thấy chất lượng “thực chiến” của sinh viên học nghề có thể nói được, làm được”, ông Phạm Vũ Quốc Bình dẫn chứng.

Đang có chuyển biến lớn, tuy nhiên vị đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng cho rằng hệ thống thông tin truyền thông về dạy nghề vẫn còn đi theo lối mòn, chủ yếu là “gương tốt, việc tốt”. Vì vậy, trong thời gian tới cần đổi mới phương thức truyền thông với những bài viết trực diện, giúp phụ huynh, học sinh thấy được sự tiến bộ về bản chất, từ cơ sở vật chất đến chất lượng đào tạo của hệ thống trường nghề.

Cần động lực tạo đột phá

“Năm 2023 là năm bản lề để hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện thực hóa những mục tiêu, hoàn thành các chương trình trọng điểm mà Chính phủ giao phó, vì vậy vai trò “xung kích” của truyền thông càng trở nên quan trọng. Cần phải có những phát “súng lệnh” đủ mạnh để thay đổi toàn diện nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp”, ông Bình nói thêm.

Có thể thấy, dù còn không ít thách thức, tuy nhiên giáo dục nghề nghiệp những năm qua đang gặt hái những thành công vượt bậc. Kỹ năng nghề hiện cũng là một trong 12 trụ cột được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Kỹ năng nghề cũng được đánh giá là một loại tiền tệ mới trong bối cảnh hội nhập.

Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm 2022, nội dung về đào tạo nghề và giải quyết việc làm được thiết kế thành một dự án riêng - Dự án số 4 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” - với những mục tiêu, lộ trình và các chỉ tiêu cụ thể.

-7355-1672043574.jpg

Vai trò của báo chí, truyền thông ngày càng trở nên quan trọng trong phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Thời gian tới, các chuyên gia cho rằng việc đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững cần có trọng điểm, tránh dàn trải và đầu tư có hiệu quả. Mục tiêu trong ngắn hạn và trung hạn là giúp người nghèo tham gia quá trình học tập về kỹ năng, học các lớp về giáo dục nghề nghiệp để họ có thể tham gia thị trường lao động.

Nhưng về dài hạn, cần có hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, công bằng, bảo đảm cho mọi đối tượng, mọi thành phần đều được hưởng lợi từ quá trình đó. Chính sách đầu tư của Nhà nước bảo đảm tính cân bằng, không chỉ vùng khó khăn, vùng nghèo, vùng miền núi… mà là tất cả các địa phương, các khu vực.

Theo: Vnbusiness

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.16129 sec| 666.398 kb