Lao động kỹ năng đặc định có cơ hội làm thêm 7 loại hình công việc xây dựng tại Nhật

Ngày 22/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Nhật Bản vừa bổ sung thêm 7 loại hình công việc trong lĩnh vực xây dựng được phép tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam.

Cụ thể, 7 loại hình công việc được bổ sung, bao gồm: Giàn giáo, Nghề mộc, Thi công hệ thống nước, Gia công kim loại tấm; Giữ nhiệt và làm mát; Phun vật liệu cách nhiệt Urethane và Xây dựng dân dụng ngoài khơi.

Trước thông tin nêu trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã kịp thời có Văn bản thông báo cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động kỹ năng đặc định cho thị trường Nhật Bản để doanh nghiệp chủ động triển khai hợp tác với đối tác Nhật Bản.

Hiện nay trong số các hình thức đưa lao động nước ngoài sang Nhật Bản, chương trình tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định được đánh giá là thu hút được sự tham gia đông đảo của các lao động có tay nghề.

[caption id="attachment_17253" align="aligncenter" width="750"]Lao động kỹ năng đặc định có cơ hội làm thêm 7 loại hình công việc xây dựng tại Nhật Chương trình tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định của Nhật đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các lao động có tay nghề. Ảnh minh họa[/caption]

Trước đó, vào ngày 1/4/2019, Nhật Bản ban hành luật giới thiệu tư cách lưu trú mới gồm hai tư cách lưu trú  “kỹ năng đặc định 1” và “kỹ năng đặc định 2”.

Tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định 1” yêu cầu lao động phải có trình độ hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp cần thiết trong lĩnh vực được tuyển dụng và phải đỗ kỳ thi do các cơ quan sở, bộ, ban, ngành chức năng quy định.

Tư cách lưu trú này cũng đòi hỏi lao động phải có trình độ tiếng Nhật nhất định, đủ giao tiếp cơ bản cho cuộc sống tại Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật sẽ được xác định bằng kết quả tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật.

Visa “kỹ năng đặc định 1” dành cho 14 ngành nghề gồm: Xây dựng; Đóng tàu và công nghiệp cơ khí máy móc tàu thuyền; Sửa chữa bảo dưỡng ô tô; Hàng không; Lưu trú khách sạn; Điều dưỡng; Bảo dưỡng cao ốc; Nông nghiệp; Ngư nghiệp; Công nghiệp chế biến đồ uống và thực phẩm; Dịch vụ ăn uống; Ngành công nghiệp gia công cơ khí; Ngành chế tạo máy công nghiệp; Ngành công nghiệp điện và điện tử.

Thời hạn của Visa “kỹ năng đặc định 1” tối đa là 5 năm, không được gia hạn và không được phép đưa thân nhân sang Nhật Bản cùng sinh sống.

Tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định 2” là sự nâng cấp của loại 1. Loại 2 quy định kỹ năng nghề phải đạt mức thành thạo trong lĩnh vực được tuyển dụng, được xác nhận thông qua kỳ thi do các cơ quan sở, bộ, ban, ngành chức năng quy định.

Số ngành được tuyển dụng giảm từ 14 trong visa “kỹ năng đặc định 1” xuống còn 5 ngành trong visa “kỹ năng đặc định 2”, gồm: Xây dựng, Đóng tàu và công nghiệp cơ khí máy móc tàu thuyền, Sửa chữa bảo dưỡng ô tô, Hàng không, Lưu trú khách sạn. Tư cách lưu trú này được phép đưa gia đình sang Nhật Bản cùng sinh sống và không bị quy định thời gian lưu trú tối đa.

Luật mới cho phép lao động nước ngoài được cấp visa “kỹ năng đặc định 1” có thể xin đổi sang visa “kỹ năng đặc định 2” nếu như trình độ chuyên môn tay nghề đạt yêu cầu. Năng lực tay nghề sẽ được xác nhận bằng kỳ thi do sở, ban, ngành hoặc bộ quy định.

Ngoài ra, lao động có visa “kỹ năng đặc định 2”, nếu đáp ứng đủ điều kiện, có thể xin chuyển sang tư cách “vĩnh trú” – tức là cư trú không xác định thời hạn. Visa “kỹ năng đặc định 2” được đánh giá là gần giống với visa “vĩnh trú” với tính chất không hạn chế thời gian lưu trú.

Thùy Dương

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03992 sec| 653 kb