Lễ kỷ niệm 100 năm ILO và Tư tưởng Hồ Chí Minh về lao động và an sinh xã hội

Ngày 27/8, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) và các cơ quan ba bên của Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ILO (1919-2019) và Tư tưởng Hồ Chí Minh về lao động và an sinh xã hội với chủ đề “Những tư tưởng tương đồng của Hồ Chí Minh và Tổ chức Lao động Quốc tế ILO hướng tới việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người”. Tham dự buổi Lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung; bà Deborah Greenfield, Phó Tổng Giám đốc ILO; ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan đại diện cho đối tác ba bên tại Việt Nam; các cơ quan Đảng, Quốc hội; các Bộ, ngành, đoàn thể; các Tổ chức quốc tế, các đại sứ quán…

Anh-1a---0472.jpgToàn cảnh buổi LễLễ kỷ niệm là diễn đàn để Việt Nam và ILO cùng đánh giá về những giá trị mang tính thời đại của những tương đồng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà sáng lập ILO; Lịch sử và những thành tựu của Việt Nam và ILO về lao động và xã hội; Tương lai của việc làm trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, già hóa dân số và biến đổi khí hậu; tái khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ giữa hai bên trong các nỗ lực đảm bảo việc làm thỏa đáng cho mọi người trong bối cảnh mới này.Anh-5c---0559.jpgPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi LễPhát biểu khai mạc buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho biết, trong suốt chiều dài 100 năm, các Chính phủ cùng với các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động của 42 quốc gia thành viên ban đầu và nay là 187 thành viên của ILO đã thông qua 190 công ước để thiết lập nên hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan tới mọi khía cạch của lao động, việc làm, bao gồm các tiêu chuẩn về điều kiện lao động, quan hệ lao động, an sinh xã hội,..Đặc biệt năm 1998, ILO đã thông qua Tuyên bố về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động kêu gọi việc tôn trọng, thúc đẩy và thực thi các nguyên tắc và quyền lao động cơ bản, bao gồm quyền tự do hiệp hội và thương lượng thỏa ước lao động tập thể; xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em, nhât là những hình thức bóc lột trẻ em tồi tệ; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động. Việt Nam, tuy là thành viên có thể nói còn “trẻ”, với tuổi đời mới gần 30 năm so với 100 năm của ILO, nhưng luôn là một thành viên có trách nhiệm của tổ chức này. Việt Nam đã phê chuẩn 24 công ước của ILO, trong đó có 6 công ước cơ bản. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã biểu quyết thông qua Công ước 98 của ILO Về quyền tổ chức và thương lượng tập thể với tỷ lệ 100% các đại biểu Quốc hội có mặt ủng hộ. Đây là một công ước quan trọng của ILO về quyền thương lượng của người lao động với người sử dụng lao động về tiền lương cũng như các quyền và lợi ích khác của người lao động và người sử dụng lao động. Công ước có nội dung cơ bản phù hợp với tinh thần Nghị quyết 27 mới đây của Trung ương Đảng về cơ chế xác định tiền lương của doanh nghiệp thông qua thương lượng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá, “Công ước cơ bản số 98 của ILO về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể là một tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng giúp Việt Nam đẩy mạnh đổi mới quan hệ lao động và hoàn thiện Bộ luật Lao động”. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam và ILO đã cùng nhau hợp tác để hiện thực hóa tư tưởng tương đồng của những nhà sáng lập Tổ chức Lao động Quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, việc làm bền vững vì hòa bình, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Anh-2c---3868_1.jpg
Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi Lễ
Đề cập đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chính sách lao động và an sinh xã hội, Phó Thủ tướng khẳng định nhiều nội dung vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Thể hiện ở những điểm cơ bản như: Đảm bảo quyền tự do, quyền làm chủ của người dân; tôn vinh lao động; tạo việc làm, giáo dục nghề nghiệp và nâng cao trình độ cho người lao động; tiền lương và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; đảm bảo an toàn lao động và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định…
Anh-3a---0523.jpg
Phó Tổng Giám đốc ILO Deborah Greenfield phát biểu tại buổi Lễ
Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Tổng Giám đốc ILO Deborah Greenfield nhấn mạnh vai trò của các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động đối với Việt Nam. Tương lai việc làm mang đến nhiều cơ hội để Việt Nam tăng cường phát triển kinh tế và thực sự là một cơ hội để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. ILO cam kết đồng hành cùng Việt Nam để đạt được mục tiêu nhân phẩm, an ninh kinh tế và bình đẳng cơ hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn từ 100 năm trước, bà Deborah Greenfield khẳng định.
Anh-7b---0582.jpg
Các đại biểu cùng nhau thảo luận về lịch sử phát triển vấn đề lao động của Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh-6b---0564.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng ôn lại lịch sử phát triển về vấn đề lao động của Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh hướng đến việc làm thỏa đáng, đồng hành cùng ILO 100 năm, chặng đường vì công bằng xã hội và định hướng tương lai việc làm. Đồng thời cùng nhau thảo luận và đưa ra Tuyên bố ba bên về tương lai việc làm công bằng và bền vững cho tất cả mọi người.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.08916 sec| 660.695 kb