Năm 2019: Cải cách bảo hiểm xã hội là tất yếu đảm bảo an sinh xã hội

Từ ngày 1-1-2019, Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng sẽ có hiệu lực. Với quy định mới này, điều dư luận rất quan tâm là “nền” tiền lương thay đổi dẫn đến việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc ở mức tối thiểu của doanh nghiệp cũng điều chỉnh theo hướng tăng thêm.

Theo khảo sát mới nhất của một công ty tuyển dụng, tư vấn việc làm về chính sách phúc lợi năm 2019 tại Việt Nam: Trong 10 loại phúc lợi được áp dụng nhiều nhất tại doanh nghiệp, chính sách BHXH đứng đầu với 93% doanh nghiệp áp dụng. Còn ở góc độ người đi tìm việc, chính sách BHXH cũng đứng trong “top 10” phúc lợi được người lao động tìm kiếm khi ứng tuyển vào doanh nghiệp. Điều này cho thấy, người lao động ngày càng quan tâm đến chính sách BHXH vì nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an sinh cho người lao động khi về già. Do vậy, những điều chỉnh trong chính sách BHXH luôn thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.

Thay đổi về mức đóng bảo hiểm xã hội

Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng so với năm 2018. Cụ thể, các doanh nghiệp thuộc vùng I áp dụng mức lương tối thiểu là 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành). Các doanh nghiệp thuộc vùng II áp dụng mức lương tối thiểu là 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành). Các doanh nghiệp thuộc vùng III áp dụng mức lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành). Các doanh nghiệp thuộc vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu là 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành).

Năm 2019: Cải cách bảo hiểm xã hội là tất yếu đảm bảo an sinh xã hộiNgười lao động ngày càng quan tâm đến chính sách bảo hiểm xã hội vì nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội

8 dịch vụ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ triển khai trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin:1. Chăm sóc hỗ trợ khách hàng2. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo.3. Xây dựng trang Fanpape của ngành bảo hiểm xã hội.4. Xây dựng chuyên trang hỗ trợ người dân, tổ chức và doanh nghiệp.5. Đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.6. Thanh toán điện tử.7. Ứng dụng qua di động.8. Ứng dụng qua tin nhắn thương hiệu nhằm tăng tính tương tác với người tham gia.

Mức lương nêu trên được trả co người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm ít nhất 2 điều kiện: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Trên cơ sở này, mức tiền lương được dùng để doanh nghiệp tính đóng BHXH bắt buộc ở mức thấp nhất từ ngày 1-1-2019 sẽ được tính dựa trên “nền” tiền lương tối thiểu mới và Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14-04-2017 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh thay đổi về mức đóng BHXH, cuối năm 2018, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP trong đó quy định mới về chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo Nghị định này, trong năm 2019, khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài, người sử dụng lao động phải đóng 3% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ năm 2022, người sử dụng lao động phải đóng 14% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; người lao động nước ngoài phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Trụ cột an sinh xã hội

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bản chất BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên trong xã hội thông qua một loạt biện pháp công cộng để đối phó với các rủi ro, trước hết là khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già…

Năm 2019: Cải cách bảo hiểm xã hội là tất yếu đảm bảo an sinh xã hội
Quỹ BHXH, BHYT trong năm 2018:- Chi trả 300.000 tỷ đồng cho gần 180 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; trên 10 triệu lượt người được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.- Bảo đảm cuộc sống cho gần 3 triệu người nghỉ hưu.- Tạo cơ hội được chăm sóc y tế cho hàng triệu người mắc các bệnh nan y, chi phí điều trị y tế của mỗi người lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí là hàng tỷ đồng mỗi năm.

Trong những năm qua, chính sách BHXH của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, hướng tới mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Dù vậy, diện bao phủ BHXH vẫn ở mức thấp, hiện mới có khoảng 29% lực lượng lao động trong độ tuổi (13,9 triệu người tham gia BHXH trong số hơn 34 triệu người trong độ tuổi lao động, nghĩa là khoảng 71% chưa tham gia BHXH).

Theo dự báo của ILO, nếu Việt Nam không có sự đột phá trong cải cách chính sách BHXH, thì đến năm 2030 sẽ có hơn 38,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 62% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động nằm ngoài lưới an sinh xã hội do không tham gia vào chính sách BHXH.

Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trên, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, nguyên nhân chính là do hệ thống BHXH hiện nay còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ. Chính sách BHXH thất nghiệp chỉ chú trọng đến giải quyết hậu quả, thiếu giải pháp phòng ngừa. Bảo hiểm thất nghiệp mới chủ yếu chi trả cho người thất nghiệp nhưng chưa chú ý tới việc hỗ trợ có tính thực chất, hiệu quả tới các doanh nghiệp, hỗ trợ cho người lao động tìm việc làm, hỗ trợ đào tạo cho người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc quay trở lại thị trường lao động.

Nguyên tắc đóng - hưởng trong tính toán lương hưu được tôn trọng nhưng nguyên tắc chia sẻ chưa được chú ý, dẫn đến những bất hợp lý khó chấp nhận là có người hưởng lương hưu tới 100 triệu đồng/tháng, nhưng có người chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng/tháng… Để khắc phục những bất cập trên, cải cách BHXH là tất yếu.

Ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa bảo hiểm xã hội

Để phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2019, ngành BHXH có trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng về cấp, quản lý và sử dụng Thẻ bảo hiểm y tế điện tử; cung cấp hệ thống chăm sóc khách hàng với 8 dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung vào Đề án giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH theo Nghị quyết 28-NQ/TW và Nghị quyết 102/NQ-CP để các cấp chính quyền vào cuộc vận động nhân dân tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện.

Hiện nay, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp và trong năm 2019 sẽ thí điểm ở một số địa phương việc cấp thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Việc này giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh, thời gian giám định và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế đồng thời, góp phần cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục như: In, gia hạn thẻ, đổi thẻ, thu hồi thẻ giúp giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Thời gian tới, BHXH Việt Nam cũng sẽ triển khai 8 dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin gồm: Chăm sóc hỗ trợ khách hàng; ứng dụng trí tuệ nhân tạo; xây dựng trang Fanpape của ngành BHXH; xây dựng chuyên trang hỗ trợ người dân, tổ chức và doanh nghiệp; đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp; thanh toán điện tử; ứng dụng qua di động và qua tin nhắn thương hiệu. Qua đó, giúp người tham gia có thể tra cứu quá trình đóng- hưởng BHXH, bảo hiểm y tế; thông tin thẻ bảo hiểm y tế; lịch sử khám chữa bệnh bảo hiểm y tế … nhằm tăng tính tương tác với người tham gia.

“Hệ thống BHXH hiện nay còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ. Chính sách BHXH thất nghiệp chỉ chú trọng đến giải quyết hậu quả, thiếu giải pháp phòng ngừa. Bảo hiểm thất nghiệp mới chủ yếu chi trả cho người thất nghiệp nhưng chưa chú ý tới việc hỗ trợ có tính thực chất, hiệu quả tới các doanh nghiệp, hỗ trợ cho người lao động tìm việc làm, hỗ trợ đào tạo cho người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc quay trở lại thị trường lao động.Nguyên tắc đóng - hưởng trong tính toán lương hưu được tôn trọng nhưng nguyên tắc chia sẻ chưa được chú ý, dẫn đến những bất hợp lý khó chấp nhận là có người hưởng lương hưu tới 100 triệu đồng/tháng, nhưng có người chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng/tháng… Để khắc phục những bất cập trên, cải cách BHXH là tất yếu”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07568 sec| 668.797 kb