Các chuyên gia cho rằng, để quy hoạch thành công các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), các bộ, ngành, địa phương phải dự báo được nhu cầu nhân lực trong 5 đến 10 năm tới.
[caption id="attachment_10551" align="alignnone" width="500"] Phải xác định được nhu cầu lao động kỹ thuật về số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề để có cơ sở quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Ảnh: Bùi Tư[/caption]Đã giảm 123 cơ sở GDNNTheo số liệu của Tổng cục GDNN, cả nước có 1.954 cơ sở GDNN, gồm 394 trường cao đẳng, 515 trường trung cấp, 1.045 trung tâm GDNN.Các cơ sở GDNN tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng (30%), tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (20,7%) và vùng Đồng Nam Bộ (15%). Vùng Tây Nguyên có số lượng cơ sở GDNN thấp nhất so với cả nước (5,3%).Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã khẩn trương, tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp các cơ sở GDNN, đến nay số trường cao đẳng, trung cấp công lập đã giảm 123 cơ sở (đạt tỷ lệ 8,39%).Về mạng lưới các trường chất lượng cao, nghề trọng điểm và các cơ sở GDNN đặc thù, đến nay đã có 45 trường trên địa bàn 26 tỉnh/thành phố ở cả 3 miền được lựa chọn để tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo các nghề được các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế công nhận. Đồng thời, đã phê duyệt quy hoạch nghề trọng điểm theo các cấp độ quốc tế, ASEAN, trọng điểm cấp độ quốc gia. Các nghề trọng điểm đã được các bộ, ngành địa phương đề xuất căn cứ vào nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại 63 địa phương. Ngoài ra, đã hình thành được 30 cơ sở GDNN chuyên biệt để đào tạo cho đối tượng là người dân tộc thiểu số, người khuyết tập, đào tạo phục vụ phát triển Chiến lược biển.Theo ông Trương Anh Dũng - Phó Cục trưởng Tổng cục GDNN, tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng việc sắp xếp các cơ sở GDNN ở các bộ, ngành, địa phương hiện nay còn mang tính hành chính, cơ học. Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng nguyên tắc sáp nhập cụ thể, chưa xác định chỉ tiêu giảm đầu mối cơ sở GDNN công lập, chưa xây dựng cụ thể lộ trình tự chủ đối với các cơ sở GDNN công lập, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN sau sắp xếp. Thậm chí một số địa phương lại bố trí cơ sở vật chất, nhất là quỹ đất ở trung tâm đô thị vào mục đích sử dụng khác.Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện xã hội hóa GDNN còn chậm và nhiều lúng túng, không đồng đều ở các tỉnh, thành phố, địa phương. Có tình trạng nhiều trường cùng đào tạo nghề giống nhau trên một địa bàn, trong khi chính sách thu hút người học lại thiếu thống nhất.Xác định được nhu cầu nhân lực của từng vùngÔng Dũng cho rằng, cần cơ cấu lại hoặc giải thể các trường trung cấp, trường cao đẳng hoạt động không hiệu quả theo quy định của pháp luật hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động. Đồng thời, sáp nhập theo lộ trình các trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng công lập, trước mắt thực hiện đối với các trường trung cấp có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với ngành, nghề đào tạo của trường cao đẳng trên địa bàn.Bên cạnh đó, từng bước chuyển cơ sở GDNN công lập thuộc các bộ, ngành trung ương về chính quyền địa phương quản lý đối với các cơ sở GDNN đóng trên địa bàn các địa phương mà có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với các cơ sở GDNN do địa phương quản lý.Đồng thời, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở GDNN trên địa bàn cấp huyện và hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp nghề để tổ chức đào tạo theo quy định.GS.TS Nguyễn Minh Đường - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, với tư cách là chủ thể quản lý lao động của cả nước, Bộ LĐ-TB&XH phải xác định được nhu cầu lao động kỹ thuật về số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ trong 5 đến 10 năm tới; đồng thời, dự báo nhu cầu lao động trong 15 và 20 năm tới để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo cũng như làm định hướng cho các cơ sở đào tạo chuyển đổi cơ cấu đào tạo của mình cho phù hợp với quy luật cung - cầu để tránh tình trạng đào tạo vừa thừa vừa thiếu hiện nay./.
Bùi Tư
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm