Sửa đổi Quy định kiến thức tối thiểu, năng lực cần đạt được sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng

Sửa đổi Quy định kiến thức tối thiểu, năng lực cần đạt được sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng
Bắt đầu lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Ngày bắt đầu lấy ý kiến: 05/07/2022; Ngày hết hạn: 05/09/2022.

Dự thảo nội dung của Thông tư sửa đổi như sau:

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu lực cầu về năng người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT[1]BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp. 2. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là những kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ, trách nhiệm cá nhân trong giải quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.

3. Năng lực cơ bản là các năng lực có tính chất chung, nền tảng mà người học cần phải có làm cơ sở tiếp thu các kiến thức chuyên môn và hỗ trợ cho việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

4. Năng lực cốt lõi là các năng lực có tính thiết yếu, bắt buộc phải có để thực hiện được các nhiệm vụ và công việc của một ngành, nghề cụ thể tương ứng với trình độ đào tạo.

 5. Năng lực nâng cao là các năng lực có mức độ phức tạp, chuyên sâu cao được bổ sung, tăng cường để hoàn thiện các kỹ năng làm việc một cách đa dạng, linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc theo từng lĩnh vực ngành, nghề đào tạo.

 2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:

1. Tên ngành, nghề đào tạo

2. Trình độ đào tạo

3. Khối lượng kiến thức tối thiểu

4. Yêu cầu về năng lực

- Yêu cầu về kiến thức: Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, và pháp luật; kiến thức chuyên môn của ngành, nghề đào tạo

 - Yêu cầu về kỹ năng: Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và các kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân;

- Mức độ tự chủ và trách nhiệm: Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân.”

3. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Quy trình xây dựng, ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Chuẩn bị

a) Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm).

 b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về phương pháp, quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

 2. Tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo các bước sau:

a) Nghiên cứu, khảo sát về tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

 b) Phân tích nghề, phân tích công việc, xác định các vị trí việc làm và các năng lực cần có đối với từng vị trí việc làm của nghề;

c) Tổ chức biên soạn nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo);

d) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, các nhà sử dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo;

đ) Gửi bản dự thảo lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn và quản lý đào tạo; e) Sửa chữa, biên tập tổng thể nội dung dự thảo trên cơ sở thu thập và phân tích các ý kiến góp ý, phản hồi.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát quá trình tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo đúng quy trình và đảm bảo chất lượng.

4. Tổ chức thẩm định, nghiệm thu Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.

5. Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để áp dụng thực hiện.”

4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Quy trình thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

1. Chuẩn bị

a) Thành lập Hội đồng thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định);

b) Tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định cho Hội đồng thẩm định;

c) Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản gửi cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định;

d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định thông báo cho Ban chủ nhiệm về kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức họp thẩm định và những nội dung cần phải trước Hội đồng thẩm định.

2. Tổ chức họp thẩm định

a) Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

b) Các thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về bản dự thảo;

c) Ban chủ nhiệm giải trình, tiếp thu các ý kiến của từng thành viên Hội đồng thẩm định;

d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến nhận xét, góp ý, giải trình và kết luận về những vấn đề cần tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo;

đ) Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá chất lượng theo các tiêu chí thẩm định và mức độ đánh giá;

e) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của dự thảo, những nội dung cần phải chỉnh sửa và đưa ra hình thức tổ chức thẩm định, nghiệm thu tiếp theo (nếu có);

g) Lập Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định;

h) Báo cáo kết quả thẩm định và trình ban hành: Chủ tịch Hội đồng thẩm định căn cứ vào bản dự thảo do Ban chủ nhiệm hoàn thiện và được Hội đồng thẩm định nghiệm thu, thông qua, làm tờ trình đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành.”

5. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc tổ chức thực hiện xây dựng và ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được tại các trường.

2. Ra quyết định thành lập các Hội đồng thẩm định để thẩm định sản phẩm Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do các Ban chủ nhiệm xây dựng.

3. Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ  trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với những thay đổi của khoa học công nghệ, thực tế sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ... tháng ... năm 2022.

2. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của những ngành, nghề đào tạo được xây dựng, ban hành theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH tiếp tục được áp dụng thực hiện cho đến khi được chỉnh sửa, bổ sung và ban hành theo quy định tại Thông tư này./

Bạn đọc có thể đóng góp ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi theo đường dẫn http://duthaovanban.molisa.gov.vn/detail.aspx?tab=2&vid=2838

Toàn văn Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được đăng tải theo đường dẫn http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-12-2017-tt-bldtbxh-23851?cbid=17757 .

Theo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.18634 sec| 683.227 kb