Thi Kỹ năng nghề quốc gia 2021: Đưa sự hiện đại của nghề nghiệp vào đề thi

Xây dựng đề thi là nội dung trọng tâm trong các công tác chuẩn bị cho Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12. Đề thi không chỉ đòi hỏi phải phù hợp với các nhóm đối tượng, bối cảnh đặc biệt của kỳ thi năm nay và mang tính phân loại cao mà còn phải tiệm cận trình độ khu vực, thế giới” – bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn chuyên gia kỹ thuật biên soạn đề thi và kỹ thuật lần thứ nhất Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2021 diễn ra từ ngày 28/6 đến ngày 1/7.

Bối cảnh thi đặc biệt

Hội nghị tập huấn chuyên gia kỹ thuật biên soạn đề thi được Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của khoảng 600 đại biểu trên khắp cả nước, bao gồm: Đại diện lãnh đạo Tổng cục GDNN, thành viên Ban Tổ chức thi Kỹ năng nghề Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Đoàn tham dự kỳ thi; đại diện lãnh đạo các nhà đồng hành, nhà tài trợ, các đơn vị dự kiến đăng cai tổ chức kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia năm 2021; các chuyên gia được các Đoàn dự thi đề cử tham gia kỳ thi, trong đó có 250 chuyên gia chính thức được lựa chọn tham gia biên soạn bộ đề thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2021…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Thị Việt Hương cho biết: Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 năm 2021 được tổ chức trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, đây cũng là Kỳ thi có rất nhiều “sự động viên”.

[caption id="attachment_18690" align="alignnone" width="1276"]Thi Kỹ năng nghề quốc gia 2021: Đưa sự hiện đại của nghề nghiệp vào đề thi Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Việt Hương: “Đề thi không chỉ phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản bối cảnh đặc biệt năm nay như đối tượng tham gia, ảnh hưởng của dịch bệnh mà phải đón đầu được xu hướng hiện đại, tiệm cận trình độ của khu vực và thế giới hiện nay”.[/caption]

“Sự động viên đó đến từ quyết tâm chống dịch của Chính phủ, sự chuẩn bị các nguồn lực về vắc xin phòng Covid-19, từ những yêu cầu phát triển để thích ứng với công nghệ 4.0, từ sự vào cuộc của tất cả các lực lượng để chuẩn bị tiền đề cho các ngành nghề 4.0 thích ứng và cất cánh.

Kỳ thi diễn ra trong bối cảnh chúng ta đang hướng tới kỷ niệm một năm Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam (4/10). Kết quả Kỳ thi sẽ là kênh thông tin quý giá để đánh giá những nội dung đã triển khai trong một năm qua. Kết quả này cũng đo lường sự lan tỏa thông điệp về vai trò, giá trị của kỹ năng nghề đến người lao động”, bà Nguyễn Thị Việt Hương nói.

Đón đầu xu hướng hiện đại, tiệm cận trình độ khu vực và thế giới

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Thị Việt Hương cũng nhấn mạnh, việc tổ chức một kỳ thi với mong muốn sát hạch, phân loại, lựa chọn nhân tài đã khó, kỳ thi đó lại còn diễn ra trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và phải đảm bảo tính lan tỏa, tạo phong trào thu hút, động viên, khích lệ người lao động ở mọi ngành nghề, mọi môi trường, mọi lứa tuổi tham gia lại càng khó khăn bội phần. Nhiệm vụ này trước hết đặt lên vai những chuyên gia thiết kế đề thi.

“Chúng ta không thể ngồi yên khi thế giới đang chuyển động, phát triển. Đề thi không chỉ phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản bối cảnh đặc biệt năm nay như đối tượng tham gia, ảnh hưởng của dịch bệnh mà phải đón đầu được xu hướng hiện đại, tiệm cận trình độ của khu vực và thế giới hiện nay”, bà Hương nói.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Việt Hương tin tưởng, sự phối hợp giữa những chuyên gia nhiều kinh nghiệm và những chuyên gia mới đầy hứng khởi, sáng tạo của những nghề mới lần đầu tham gia sẽ là sự khởi đầu thuận lợi cho công tác chuyên môn chuẩn bị cho Kỳ thi trong bối cảnh đầy thách thức.

Thông tin thêm về Kỳ thi, ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục GDNN) cho biết, trong số 35 nghề thì có đến 11 nghề lần đầu tiên được tổ chức tầm quốc gia. 11 nghề này cũng chưa xuất hiện tại Kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới, thậm chí có nghề còn chưa được tổ chức đào tạo, giảng dạy chính thức tại các cơ sở GDNN. Điều này cho thấy sự đón đầu xu hướng trình độ tay nghề, kỹ thuật thế giới.

Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban tổ chức Kỳ thi đã chuẩn bị những kịch bản khác nhau, trong đó có cả phương án thi trực tuyến và hiện nay đã có 15 nghề có đủ điều kiện tổ chức thi trực tuyến.

“Các chuyên gia khi thiết kế đề thi phải tính hết được các phương án, kịch bản của kỳ thi. Đặc biệt, nội dung đề thi không chỉ tiệm cận với trình độ kỹ năng nghề thế giới, tiệm cận trình độ Kỳ thi tay nghề Asean, thế giới mà còn phải thể hiện rõ vai trò dẫn dắt của Kỳ thi trong GDNN”, ông Nguyễn Chí Trường thông tin.

[caption id="" align="aligncenter" width="1276"] Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề Nguyễn Chí Trường: “Đề thi chính thức sẽ được điều chỉnh tối thiểu 30 % so với đề thi đã được công bố một ngày trước khi Kỳ thi diễn ra”[/caption]

Về công tác chuẩn bị đề thi, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề Nguyễn Chí Trường cho biết, sau khi hoàn thiện, Đề thi sẽ được công bố rộng rãi. Việc công bố đề thi nhằm mục đích để các đoàn chuẩn bị cho việc huấn luyện thí sinh, các đơn vị đăng cai có cơ sở chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ kỳ thi. Trên cơ sở đề thi đã được công bố, các đoàn dự thi, các chuyên gia có thể tiếp tục góp ý, bổ sung, hoàn thiện đề thi. Tuy nhiên theo ông Trường, đề thi chính thức sẽ được điều chỉnh tối thiểu 30 % so với đề thi đã được công bố một ngày trước khi Kỳ thi diễn ra.

Đánh giá cao việc mở rộng đối tượng tham dự Kỳ thi, TS Nguyễn Xuân Tiên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam cho biết, việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề của công nhân, người lao động là nội dung được các hội viên của Hội đặc biệt quan tâm. Đoàn dự thi của Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam tham gia Kỳ thi với tinh thần tự giác, phấn khởi và hứng thú vì ý thức được vai trò quan trọng của Kỳ thi đối với sự phát triển của nghề nghiệp mình cũng như nhiều ngành nghề khác trong xã hội.

[caption id="" align="aligncenter" width="2560"] TS Nguyễn Xuân Tiên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam[/caption]

“Người thợ đôi khi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, làm việc để có tiền mà chưa ý thức được xu hướng phát triển của nghề nghiệp, những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với nghề cũng như sự cần thiết phải nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Do đó, đề thi ngoài việc thể hiện đặc trưng nghề nghiệp cần phải thiết kế làm sao để thể hiện được tính tiên tiến của nghề, để người thi thấy được xu hướng phát triển của nghề nghiệp”, TS Nguyễn Xuân Tiên góp ý.

Hiện ngoài Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam còn có rất nhiều hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp đăng ký tham gia Kỳ thi như: Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác Xã hội Việt Nam, Hiệp hội thang máy Việt Nam; Hội Điều dưỡng Việt Nam; Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty May 10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Công ty TNHH Festo, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hóa chất sơn MT, Công ty Cổ phần  Daikin Air Conditioning Vietnam; Công ty TNHH 3DS Global Enterprises; Công ty TNHH Didactic Việt Nam…

---------

Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 năm 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 29/9 đến ngày 4/10/2021.
Theo Tổng cục GDNN, tính đến thời điểm hiện nay có khoảng 600 thí sinh đăng ký dự thi tranh tài 35 nghề (29 nghề chính thức, 6 nghề trình diên). Trong đó, 10 nghề được tổ chức bằng ngân sách nhà nước, 25 nghề tổ chức theo hình thức xã hội hóa.Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 năm 2021 cũng là Kỳ thi có nhiều điểm mới. Nổi bật là đối tượng tham dự kỳ thi được mở rộng bao gồm người lao động, người học, có độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi (tùy theo tính chất của từng nghề) đang học tập và làm việc tại các cơ sở giáo dục, GDNN, giáo dục đại học, tập đoàn, doanh nghiệp được các bộ, ngành, Sở LĐ-TB&XH, tập đoàn, doanh nghiệp, hiệp hộiTrước đây, đối tượng tham gia kỳ thi chỉ là học sinh, sinh viên, người lao động trẻ có độ tuổi không quá 23 hoặc 25 tùy từng nghề. Việc mở rộng đối tượng dự thi không nằm ngoài mục đích nào khác là lan tỏa phong trào rèn nghề, phát triển kỹ năng lao động, tôn vinh người lao động và giá trị của kỹ năng nghề.Kỳ thi năm nay cũng có nhiều nghề mới lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, cũng là những nghề mới lần đầu tiên dự kiến tổ chức tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới như Khuôn mẫu, Công nghiệp 4.0, Sản xuất bồi đắp; có nghề chưa từng tổ chức thi tại ASEAN và thế giới mà xuất phát từ nhu cầu lao động lớn trong nước như Lắp đặt thang máy, Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò và Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò…

Dự kiến, các thí sinh tham dự kỳ thi kỹ năng nghề thế giới năm 2022 tại Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ gồm các thí sinh được lựa chọn từ kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2020, năm 2021 và thí sinh do các đối tác tự huấn luyện theo thỏa thuận riêng với Tổng cục GDNN.

Theo Nghề nghiệp & Cuộc sống

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.11949 sec| 668.844 kb