Tinh gọn hệ thống giáo dục nghề nghiệp hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao

Tinh gọn hệ thống giáo dục nghề nghiệp hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao
Với việc cả nước sẽ giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập vào năm 2025 theo quy hoạch vừa được phê duyệt, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp Tp. Hồ Chí Minh - cho rằng đây là một mục tiêu hết sức đúng đắn giúp tinh gọn lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhà nước.

Theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025, cả nước sẽ giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó, giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; đến năm 2030, giảm ít nhất 30%.

ng đến ngun nhân lc cht lưng cao

Cũng theo mục tiêu, đến năm 2025, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ta đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

Đến năm 2030, giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó, giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%. Về cơ cấu, đến năm 2025, cả nước có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bao gồm 400 trường CĐ, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 6 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao…

Ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) nhận định, đây là một mục tiêu hết sức đúng đắn vì vừa giúp tinh gọn lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp Nhà nước theo hướng chuyên sâu và quy mô chất lượng để đào tạo tập trung các ngành nghề phù hợp theo hướng phát triển thị trường lao động vừa mở rộng hóa để kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực.

“Không những vậy, đây cũng là mục tiêu hết sức rõ nét, thể hiện sự quyết tâm của đất nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, bắt kịp trình độ nhân lực tiên tiến của thế giới” - ông Tuấn nói.

Cơ s giáo dc ngh nghip cn đt kim đnh cht lưng

Để thực hiện được thành công và đạt đúng mục tiêu nói trên, ông Tuấn đề xuất thêm một số giải pháp cụ thể. Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, đánh giá lại một cách khách quan hệ thống giáo dục nghề nghiệp của nước ta một cách quyết liệt nhất, trung thực nhất, kể cả cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục. Bởi không chỉ riêng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, còn cần phải tính tới giảm một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục chỉ mang tính hình thức (chẳng hạn như chỉ tổ chức được các hoạt động liên kết, không đảm bảo được chất lượng để đảm đương với trọng tâm là đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia).

Thứ hai, trên cơ sở của quy hoạch này, cần lập nên một bộ tiêu chí, xây dựng một lộ trình cụ thể. Khi đó, dù trường công hay trường tư muốn được duy trì thì phải đảm bảo những điều kiện đặt ra. Những tiêu chí này phải được cụ thể và khách quan từ đầu vào đến đầu ra, những quyền lợi của người học... Hơn nữa, các tiêu chí phải nêu rõ những điều một cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có để đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng được yêu cầu của nguồn lực chất lượng cao cho các nước phát triển. Từ cơ sở này, xác định những trường không đảm bảo tiêu chuẩn để đi đến việc phải sáp nhập hoặc giải thể, củng cố.

Thứ ba, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đạt kiểm định chất lượng giáo dục, phải có những ngành nghề đào tạo đảm bảo phù hợp với thời kỳ hội nhập. Để làm được việc này, theo ông Tuấn, các bộ, ban ngành liên quan cần tính toán thị phần của thị trường lao động khi bước vào giai đoạn mới. Cụ thể như nhu cầu nhân lực lao động của CĐ và TC nghề sẽ chiếm tỷ trọng bao nhiêu, từ đó, mới tính được tổng số trường, tổng số ngành nghề cho hợp lý. “Theo tôi, số lượng đó vẫn sẽ chiếm 70% của nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương lai” - ông Tuấn đề xuất.

Cùng với việc quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ông Tuấn cho rằng, còn cần quy hoạch lại ngành nghề, xem xét lại ngành nghề. Ngành nghề nào hiện nay không còn đáp ứng nữa thì bắt buộc phải ngừng đào tạo, tái cấu trúc lại hoặc tạo ra những ngành nghề mới, từ đó mới xây dựng một môi trường giáo dục nghề nghiệp tiên tiến, chất lượng.

Theo: Báo Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.07524 sec| 662.719 kb