Trợ giúp cho lao động trẻ em và vai trò của nhân viên công tác xã hội

Theo như tổng kết của một số tác giả, công tác trợ giúp lao động trẻ em (LĐTE) ở các địa phương đã được quan tâm và thực hiện, tuy nhiên khó có thể lượng giá hay đánh giá được hiệu quả của các chương trình can thiệp này. Cách thức phổ biến thường là phòng LĐ-TB&XH kết hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành và cán bộ công tác xã hội hỗ trợ các trường hợp LĐTE. Các em có hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào nhóm LĐTE được lập danh sách, được quan tâm, được tài trợ, hỗ trợ về vật chất.Với hướng tiếp cận như trên, thực tế rất có thể đã có một lượng đáng kể LĐTE bị lãng quên không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ. Vì thực tế không phải LĐTE nào cũng xuất phát từ gia đình nghèo. Bên cạnh đó, với xu hướng dịch chuyển lao động phức tạp hiện nay, có khá nhiều trẻ em đã tham gia lực lượng LĐTE, tham gia thị trường lao động nhưng không ở địa phương mà ở các khu vực lân cận hay dịch chuyển ra đô thị. Chúng không thường xuyên ở với gia đình, ở lại tại nơi làm việc như nông trại, nơi sản xuất, kinh doanh, hay tại nhà chủ thuê lao động. Sự tách biệt môi trường gia đình, cộng đồng thân thuộc, đến sinh sống và lao động ở một cộng đồng mới, nơi làm việc xa lạ không có người thân quen có thể trở thành vấn đề làm tăng nguy cơ trẻ em đối mặt với các rủi ro: bị lạm dụng, bị bóc lột mà không có người bào vệ hay hỗ trợ. Bên cạnh đó để quá trình hỗ trợ có hiệu quả rất cần có những hỗ trợ chuyên nghiệp, có hệ thống và tuân thủ theo những nguyên tắc cụ thể. Việc hỗ trợ khộng chỉ hướng tới LĐTE mà cần thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành cộng đồng, đặc biệt là chính các gia đình có LĐTE.

Trợ giúp cho lao động trẻ em và vai trò của nhân viên công tác xã hộiẢnh: Nhân viên CTXH chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trường hợp xoá bỏ LĐTE trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh cá ở một làng bè (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) với sự hỗ trợ nguồn lực chuyên môn và vật chất từ các bên, việc trợ giúp nhóm đối tượng là LĐTE đã được triển khai tương đối bài bản. Đây có thể xem như một trường hợp mẫu để tham khảo đối với việc thực hiện ở các địa phương khác (ILO 2013). Chiến lược tiếp cận của họ hướng tới: - Chiến lược kết hợp ngăn ngừa, vừa bảo vệ và từng bước đưa LĐTE khỏi công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với lứa tuổi.- Chiến lược vừa hỗ trợ trực tiếp, trước mắt thông qua các can thiệp để trợ giúp LĐTE chấm dứt tình trạng lao động nhiều giờ, nguy cơ bị lạm dụng, đồng thời kết hợp với các can thiệp lâu dài như: trang bị kiến thức văn hóa thông qua các lớp bồi dưỡng, bố túc văn hóa; đồng thời trang bị những kỹ năng mềm như phòng ngừa bị lạm dụng, phổ biến kiến thức về luật bảo vệ trẻ…- Chiến lược vừa đặt trọng tâm trợ giúp LĐTE, nhưng để tăng cường hiệu quả và tính bền vững của quá trình trợ giúp, chương trình đã hướng tới trợ giúp cả những gia đình khó khăn tạo dựng sinh kế bền vững để không còn sức ép quá nặng nề về kinh tế và không tạo sức ép đối với trẻ em bỏ học để tham gia lao động kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, chiến lược can thiệp cũng hướng đến các chủ cơ sở có hoặc có khả năng thuê LĐTE: tăng cường hiểu biết pháp luật, quy định liên quan đến LĐTE và an toàn lao động, hỗ trợ các kiến thức và kỹ năng cải thiện môi trường lao động.Ngoài ra, dự án cũng đề ra những nguyên tắc xuyên suốt quá trình xây dựng, lập kế hoạch (ILO, 2013):+) Các can thiệp cần phù hợp với đặc điểm địa phương: bao gồm tình hình kinh tế văn hóa, xã hội.+) Dịch vụ hỗ trợ được cung cấp không phải trên cơ sở có sẵn, mà trên cơ sở nhu cầu của nhóm đối tượng được hỗ trợ, đã tham vấn cụ thể đối với nhóm đối tượng hướng đích, phù hợp với đặc điểm địa phương.+) Có sự phối hợp, hợp tác, hỗ trợ đồng bộ của các cơ quan, ban ngành liên quan ở các cấp khác nhau, dưới sự đồng thuận và chỉ đạo của chính quyền địa phương trong víệc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.+) Tận dụng nguồn lực, lồng ghép các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các nhóm đối tượng đích vào các chương trình sẵn có của chính phủ và địa phương hoặc các chương trình có cùng mục tiêu khác đang được thực hiện, triển khai trên địa bàn.+) Huy động sự đóng góp nguồn lực từ các bên liên quan bao gồm các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.Thực tế, để triển khai có bài bản và hiệu quả như xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là không phải dễ dàng, cần có sự vào cuộc và hỗ trợ rất lớn từ nguồn lực con người và nguồn lực vật chất. Tuy nhiên, chiến lược tiếp cận cũng như các nguyên tắc hỗ trợ đối với LĐTE mà nhóm đưa ra áp dụng có thể là những tổng kết đáng quý trong thực hành công tác xã hội đối với LĐTE.Từ kết quả nghiên cứu toàn quốc về LĐTE cũng như kinh nghiệm can thiệp, hỗ trợ LĐTE của các dự án đã tiến hành, tác giả có một số bàn luận cụ thể sau: Thứ nhất, nhằm hướng tới hỗ trợ chuyên nghiệp đối với LĐTE, nên có sự tách biệt rõ ràng giữa 2 chương trình can thiệp với 2 nhóm đối tượng cụ thể: Chương trình phòng ngừa LĐTE và chương trình hỗ trợ nhóm LĐTE (nhóm đã tham gia vào thị trường LĐTE).Đối với chương trình phòng ngừa LĐTE: đây là chương trình cần triển khai rộng rãi và đặt trọng tâm vào mục tiêu duy trì việc đến trường của trẻ em, trong đó chủ ý đến các gia đình nghèo, cận nghèo, những trẻ em đã bắt đầu tham gia hoạt động kinh tế nhưng chưa ở mức tham gia LĐTE. Việc tham gia trợ giúp của nhân viên công tảc xã hội phối hợp với các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương kết nối với thầy cô giáo và gia đình động viên, thuyết phục việc đi học và tập trung chính cho học tập là rất quan trọng, giảm bớt áp lực lao động để dành thời gian cho học tập. Vì một khi trẻ em đã bỏ học rồi, việc đi học lại là rất khó khăn, thậm chí khó khả thi. Và khi đã bỏ học, khả năng tham gia vào thị trường lao động là rất cao. Việc duy trì học tập tại trường không chỉ đem lại cho học sinh cợ hội học tập, cơ hội bổ sung kiến thức mà còn góp phần duy trì mạng lưới các mối quan hệ xã hội tích cực: gắn kết với thầy cô, bạn bè tích cực, tạo dựng được suy nghĩ và hành vi tích cực hơn cho học sinh. Khi bỏ học không chỉ đơn thuần là cơ hội học tập bị gián đoạn hoặc chấm dứt mà nó còn kéo theo những ảnh hưởng khác như: kết nối với mạng lưới các mối quan hệ xã hội tích cực như thầy cô giáo, bạn bè trong trường lớp bị hạn chế dần, thay vào đó là mạng lưới các quan hệ xã hội phức tạp tại nơi làm việc góp phần làm tăng thêm nguy cơ và rủi ro khác cho trẻ em. Đây là vấn đề rất đáng chú ý đối với trẻ em ở độ tuổi chưa trưởng thành, chưa đầy đủ kỹ năng sống để tránh khỏi những nguy cơ, cạm bẫy, cám dỗ trong môi trường làm việc phức tạp. Vấn đề này chỉ có thể thực thi được khi có sự chia sẻ, đồng thuận và tham gia tích cực của chính quyền địa phương, trường học, thầy cô giáo, các ban ngành đoàn thế, gia đình và các em học sinh có nguy cơ bỏ học để tham gia vào thị trường lao động. Lúc này, vai trò của nhân viên cộng tác xã hội rất quan trọng, cụ thể thể hiện ở các công việc như sau: 

Trợ giúp cho lao động trẻ em và vai trò của nhân viên công tác xã hộiẢnh: Nhân viên CTXH chăm sóc các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Kết nối với các bên liên quan tìm hiểu, nghiên cứu nhóm học sinh hiện tham gia cảc hoạt động kính tế ở mức cân xem xét, nhóm học sinh trong gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhóm học sinh học kém, chán học và có nguy cơ bỏ học. Đây là nhóm cần xác định để trợ giúp phòng ngừa bỏ học và tham gia hoạt động kinh tế ở mức đáng lo ngại.- Kết nối nguồn lực với các bên liên quan để xây dựng chương trình hỗ trợ dài hạn cho nhóm trẻ em có nguy cơ bỏ học và tham gia vào hoạt động kinh tế, LĐTE. Việc tác động không chỉ đối với học sinh mà quan trọng là đối với cả gia đình các em học sinh trong nhóm nguy cơ cao này. Kết nối với hội phụ nữ, phòng LĐ-TB&XH để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, bố mẹ, làm công tác truyền thông, tư tưởng cũng như kết nối nguồn lực về tạo dựng sinh kế bền vững hơn cho gia đình để gia đình không tạo áp lực trẻ em lao động hay bỏ học, động viên trẻ em duy trì việc học tại trường. Rất có thể nhiều trường hợp, trẻ em có nguy cơ bỏ học hay tham gia lao động không đơn thuần chỉ vì họàn cảnh kinh tế gia đình nghèo mà còn liên quan liên quan đến nhiều vấn đề gia đình phức tạp khác.  Do vậy, người tham gia trợ giúp rất cần là người trợ giúp có chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và trợ giúp một cách chuyên nghiệp.Đối với chương trình hỗ trợ nhóm LĐTE: Ngay đối với chương trình này cũng rất cần được phân chia nhu cầu nhóm hỗ trợ với các đặc điểm khác nhau:+) Nhóm lao động trẻ em vẫn đang đuy trì việc đi học và đến trường+) Nhóm lao động trẻ em đã bỏ học.+) Nhóm lao động trẻ em hiện vẫn ở cùng với gia đình+) Nhóm lao động trẻ em hiện đang không ở cùng gia đình và đang ở tại nơi làm việc, tách biệt với gia đình hay đã đi khỏi địa phương và lao động ở địa bàn khác.Đối với nhóm trẻ em vẫn duy trì việc đi học và đến trường, mục tiêu trợ giúp cần phải ưu tiên hỗ trợ duy trì việc học tập, ưu tiên việc học tập, đồng thời giảm bớt áp lực việc làm (thời gian làm việc, loại công việc nặng nhọc) hoặc chuyển đổi hình thức lao động, công việc để các em có thời gian và sức lực duy trì việc học tập. Ngoài ra, các em cũng cần trang bị thêm các kỹ năng mềm, hiểu biết pháp luật, các trợ giúp trong tình trạng khẩn cấp khác nhằm bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ và rủi ro khác. Việc hỗ trợ các em duy trì việc học, đến trường và rút dần ra khỏi lao động nhiều nguy cơ tiềm ẩn rất cần sự trợ giúp của nhà trường, sự đồng thuận của gia đình, sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, trong đó nhân viên trợ giúp chuyên nghiệp cần là người kết nối nguồn lực quan trọng trong quá trình tổ chức hỗ trợ.Đối với những LĐTE đã bỏ học hiện vẫn ở địa phương hay ở cùng gia đình, việc trợ giúp cần chú trọng vào thay đổi môi trường làm việc, giảm giờ làm, thay đổi tính chất công việc đảm nhiệm để phù hợp hơn hoặc cải thiện môi trường làm việc, giảm bớt các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khoẻ thể chất, tinh thần của trẻ em. Ngoài ra, các em cũng cần trang bị thêm về kỹ năng sống, hiếu biết phảp luật, đặc biệt là kết nối để các em được tham gia học nghề, đào tạo nghề chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu các doanh nghiệp địa phương hay đặc thù kinh tế xã hội địa phương song song với việc học bổ túc văn hoá. Trong một số trường hợp, các em còn mong muốn đi học hoặc bỏ học chưa lâu, việc kết nối để đưa các em quay trở về trường học cũng là một phương án cần tính đến. Để làm được công việc này, bên cạnh sự vào cuộc của của chính quyền địa phương, các ban ngành, rất cần sự tham gia của các gia đình, người thân, doanh nghiệp sử dụng LĐTE cùng nâng cao hiểu biết và chia sẻ trách nhiệm tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn cho các em, đồng thời cần có sự ủng hộ của gia đình. Để một cơ quan, ban ngành nào đứng ra chịu trách nhiệm trợ giúp nhóm đối tượng này là rất khó, do vậy rất cần những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp là những người có khả năng kết nối các bên liên quan, cụ thể: - Làm việc với các bên liên quan xác định và lên danh sách nhóm LĐTE đã bỏ học hiện còn ở cùng gia đình hoặc địa phương.- Tham gia Xây dựng chiến lược, mục tiêu và chưong trình trợ giúp cụ thể, có sự tham gia của các bên liên quan, xác định mục đích, mục tiêu trọng tâm cần đạt được đối với nhóm trợ giúp đặc thù này.- Làm việc và hỗ trợ các bên liên quan để thống nhất mục tiêu, chiến lược, chương trình trợ giúp, kết nối với các bên liên quan huy động và điều phối nguồn lực trong suốt quá trình trợ giúp.- Kết nối với chuyên gia, những người có khả năng tham gia trợ giúp trực tiếp cũng như tham gia trợ giúp trực tiếp đối với các nhóm, các cá nhân là LĐTE, trợ giúp và làm việc với gia đình và cha mẹ trẻ em đã bỏ học và tham gia lao động để cùng trao đổi về hướng trợ giúp.- Tham gia quản, lý, đánh giá, hỗ trợ, điều phối quá trình trợ giúp, đề xuất các phương án xử lý các phát sinh trong quá trình trợ giúp.Riêng đối với nhóm LĐTE ở địa phương khác đến, không sống cùng gia đình cũng như LĐTE đi khỏi địa phương và tham gia lao động ở địa phương khác, đây là nhóm tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao, có mạng lưới xã hội phức tạp hoặc khép kín, việc nắm bắt thông tin và trợ giúp đối tượng này cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Để quá trình trợ giúp nhóm LĐTE tương đối đặc biệt này, rất cần có sự tham gia đồng bộ của nhiều địa phương trên toàn quốc, cải thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu hiệu quả hơn trong việc năm bắt thông tin về LĐTE dịch chuyển đến lao động ở các địa phương khác, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đối với những trẻ em thuộc nhóm đối tượng này, sau khi có số liệu cụ thể, việc phối hợp với chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến cũng như phối hợp với gia đình, đặc biệt là cơ sở tuyển dụng lao động để cùng tham gia trợ giúp là rất quan trọng. Đối với nhóm đối tượng cụ thể này, vai trò trợ giúp của nhân viên công tác xã hội cụ thể như sau: - Phối hợp với các bên liên quan và mạng lưới nhân viên công tác xã hội và chính quyền các địa phương thu thập thông tin về LĐTE đã bỏ học và dịch chuyển lao động ở các địa phương khác.- Phối hợp và lên kế hoạch trợ giúp đối với từng nhóm, từng đối tượng cụ thể, xác định mục tiêu cụ thể cho từng nhóm, từng đối tượng, nắm bắt nhu cầu của từng nhóm.- Kết nối với các bên để thực thi kế hoạch trợ giúp, theo dõi và điều phối và xử lý tình huống.- Lên kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin, kiến thức pháp luật đối với các cơ sở có thuê LĐTE, cùng họ xây dựng môi trường làm việc không lạm dụng, không bóc lột trẻ em, môi trường làm việc ít rủi ro nhất, đồng thời hướng tới tích hợp đào tạo và dạy nghề (ILO 2013)Như vậy có thể thấy LĐTE là nhóm rất cần ưu tiên trợ giúp vì rất nhiều lý do: Vì nhiều lý do từ phía gia đình, xã hội, những nhóm trẻ em trong gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh xã hội phức tạp dễ rơi vào tình trạng chán học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trở thành những người lao động “bất đắc dĩ" mà ít khi là lựa chọn cá nhân của các em. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, nếu các em không được hỗ trợ để tiếp tục học tập và phát triển toàn diện thì có thể nhiều cơ hội tương lai của các em có thể bị hạn chế đáng kể. Thêm vào đó, việc trợ giúp chậm, thiếu kịp thời cũng có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí khiến nhiều em mất đi các cơ hội cuộc sống.Khi tham gia vào lực lượng Iao động ở độ tuổi còn chưa phát triển hoàn thiện về sinh học, tâm - sinh lý, chưa đây đủ về thông tin, kiến thức dễ khiến các em phải đối mặt với nhiều rủi ro tại môi trường lao động. Quan trọng hơn cả, các em bị tách biệt khỏi sự quan tâm, chăm sóc, chỉ dẫn, bảo trợ đáng lẽ ra ở lứa tuổi của các em phải được hưởng, dần trở thành những nhóm ngoài lề xã hội, đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trong xã hội: tai nạn lao động, ảnh hưởng đến phát triển thể chất tinh thần, bị lạm dụng, bị đối xử tệ bạc, lôi kéo sử dụng bia rượu, các chất kích thích bạo lực, tham gia vào các công việc bất minh khác. Như vậy, họ có thể góp phần làm tăng thêm các gánh nặng cho xã hội.Việc tham gia vào một số hoạt động kinh tế phụ giúp gia đình ở mức độ vừa sức với độ tuổi và hoàn cảnh lao động là có thể chấp nhận được, nhưng tham gia chính thức vào lực lượng lao động trẻ em thì rất cầ xem xét, cân nhắc và hạn chế. Mục tiêu quan trọng đối với nhóm trẻ em tham gia vào hoạt động kinh tế hay lao động trẻ em là cần duy trì việc học, việc đến trường hoặc kết hợp với học nghề. Việc các em bị tách biệt khỏi môi trường chính thức và quan trọng ở lừa tuối trẻ em để trở thành lao động là không nên và rất cần có sự quan tâm, trợ giúp một cách chuyên nghiệp và có chiến lược trợ giúp cụ thể.Về giải pháp trợ giúp, như phân tích đã đề cập, rất cần phân nhóm đối tượng lao động trẻ em với các đặc điểm, mức độ tham gia lao động, hoàn cảnh gia đình và tình trạng đi học để có chiến lược, mục tiêu trọng tâm trợ giúp cho phù hợp và đạt hiệu quả. Ngoài ra, nên có 2 chương trình trợ giúp, mặc dù có thể phối hợp trong một số hoạt động hay chia sẻ chung một số nguồn nhân lực, nhưng rất cần rạch ròi về mục tiêu: trong đó 1 chương trình hướng tới phòng ngừa bỏ học và lao động trẻ em hướng tới đối tượng trẻ em có nguy cơ tham gia lao động và bỏ học. Một chương trình chuyên sâu trợ giúp lao động trẻ em: những đứa trẻ đã tham gia vào lực lượng lao động trẻ em hiện vẫn đang duy trì việc đi học hoặc đã bỏ học. Để tiến trình trợ giúp có hiệu quả, bền vững, lâu dài thì người trợ giúp rất cần là những người chuyên nghiệp. Họ cần được thừa nhận, trao thêm quyền lực để trở thành người kết nối nguồn lực, tham gia xây dựng chiến lược, triển khai, theo dõi giám sát, đánh giá, xử lý tình huống trong suốt tiến trình trợ giúp.Trong tương lai, nhằm chuyên nghiệp hóa các dịch vụ trợ giúp, có lẽ rất cần những trung tâm trợ giúp chuyên sâu và chuyên biệt cho lao động trẻ em, trong đó đáp ứng được một số nhu cầu như: trợ giúp khẩn cấp, trợ giúp từ xa, trợ giúp chuyên sâu các lĩnh vực như: pháp luật, tâm lý, phòng chống lạm dụng hay các kỹ năng mềm khác, trung gian kết nối nguồn lực, lưu giữ số liệu và nghiên cứu chuyên sâu nhằm tăng hiệu quả trợ giúp đối tượng cần được ưu tiên quan tâm đặc biệt của xã hội.

Dương Thu Hương

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Thông tin người gửi
0.03870 sec| 688.859 kb